Ngày đầu tăng viện phí: Chất lượng khám, chữa bệnh có tăng?

VOV.VN - Từ hôm nay (1/6), gần 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 điều chỉnh tăng viện phí với bệnh nhân không có thẻ BHYT.

Từ hôm nay (1/6), có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa là giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Trong đó, cả hai nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2- 4 lần so với giá hiện tại. Mức tăng này sẽ là gánh nặng đáng kể với người bệnh không có BHYT phải điều trị nội trú dài ngày.

Ngày đầu tiên của đợt tăng giá viện phí, theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, tại các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K cơ sở 1, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viên Nhi Trung ương… số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh rất đông và không có sự xáo trộn nào.

Số lượng người dân đến khám, chữa bệnh vẫn rất đông.
Nhiều bệnh nhân khi được hỏi đều cho biết, họ đã được tuyên truyền và nắm được thông tin điều chỉnh giá viện phí và giá dịch vụ y tế bắt đầu tăng từ hôm nay (1/6).

Đi khám bệnh không có thẻ BHYT, bác Lưu Thị Thuỷ ở Bắc Giang xuống bệnh viện Bạch Mai khám bệnh về dạ dày cũng có chung nỗi lo lắng như các bệnh nhân khác nói: “Chúng tôi làm nông, một năm chỉ thu được 3-4 triệu tiền thóc, nhưng một lần đi khám có khi hết đến 5-6 triệu, tiền ở đâu ra bây giờ. Nhiều người ở chỗ tôi biết có bệnh mà không dám đi khám vì không có tiền…”.

Tại Bệnh viện K cơ sở 1, chị Lê Thị Hoa, Phổ Yên (Thái Nguyên) đến khám tai mũi họng và làm xét nghiệm máu. Chị Hoa đã mua BHYT nhưng ở tuyến tỉnh nên khi vượt tuyến khá lo lắng khi giá dịch vụ y tế tăng.

Chị Hoa tâm sự: “Tôi mua BHYT ở tuyến tỉnh, khi vượt tuyến không có giấy giới thiệu nên không được BHYT hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi phải chấp nhận vì để có chất lượng khám và điều trị tốt hơn”.

Một bệnh nhân lớn tuổi (xin được giấu tên) – người đã điều trị ung thư nhiều năm ở bệnh viện K cho rằng, khi giá viện phí tăng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng khám chữa bệnh cũng như thái độ phục vụ người bệnh.

“Tôi đã mua BHYT nhưng việc khám, chữa bệnh ở đây vẫn chưa được thuận lợi như: cơ sở vật chất chưa đồng bộ, bệnh viện quá tải, chất lượng phục vụ của bệnh viện còn chậm trễ. Viện phí tăng nhưng bệnh nhân cứ phải chờ đợi như thế này thì rất mệt mỏi”.

Là người có nhiều năm điều trị tại đây, bệnh nhân này rất chia sẻ và đồng cảm với người bệnh ở tỉnh xa về khám và chữa bệnh. Bởi họ không được hướng dẫn cụ thể nên mất khá nhiều thời gian và thủ tục vẫn còn rườm rà. Bệnh nhân này mong muốn, giá dịch vụ y tế tăng kèm theo chất lượng phục vụ cũng như khám chữa bệnh được nhanh chóng, các thủ tục hành chính bớt rườm ra để đỡ khổ cho người bệnh.

Bệnh nhân chờ khám, chữa bệnh ở Bệnh viện K Trung ương.
Phản hồi những phàn nàn của bệnh nhân, PGS.TS.BS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K khẳng định: “Chúng tôi đã và đang thay đổi rất nhiều trong thời gian qua từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng khám, điều trị”.

Theo BS Thuấn, những người bệnh đã khám và điều trị bệnh lâu năm mới có thể cảm nhận được còn người mới đến khám lần đầu khó có thể đưa ra nhận xét cụ thể. BS Thuấn cũng chia sẻ: yêu cầu của người bệnh thì “không biết thế nào cho đủ”, sự hài lòng ở đây chỉ tương đối.

Cũng theo BS Thuấn, để làm hài lòng người bệnh, Bệnh viện K đã thay đổi tư duy từ bao cấp sang tư duy phải phục vụ, coi người bệnh là những “khách hàng đặc biệt”. Và Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện đã liên tục thông tin đến tất cả các khoa, phòng và toàn thể cán bộ nhân viên y tế biết.

Cùng với đó, Bệnh viện đã tổ chức một số lớp tập huấn về phong cách, thái độ phục vụ; mời các chuyên gia đến nói chuyện để các cán bộ y tế hiểu hơn vai trò, trách nhiệm của cán bộ Y tế và cũng hiểu hơn cách thức làm việc để cho người bệnh hài lòng hơn.

Về cơ sở hạ tầng, ông Thuấn cho biết, Bệnh viện đã cải tạo các phòng ốc để mở thêm phòng khám bệnh. Giờ giấc làm việc, bệnh viện đã tổ chức khám bệnh 6h sáng: Để tăng số lượt khám, tạo điều kiện cho bệnh nhân, từ nhiều tháng nay, Bệnh viện K Trung ương đã yêu cầu bác sĩ có mặt ở bệnh viện để khám bệnh từ 6h sáng. Cùng với đó, quy trình khám chữa bệnh cũng được cải tiến theo hướng thuận lợi hơn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo ông Thuấn, là người bệnh, ai cũng mong muốn đi khám bệnh với chất lượng tốt nhất với chi phí rẻ nhất. “Tôi cho rằng cái gì cũng phải hợp lý. Không thể nào bỏ đồng tiền ít mà có thể mua được hàng đó có chất lượng cao được”- ông Thuấn nhấn mạnh.

Ở Bệnh viên Xanh Pôn, ThS.BS Nguyễn Đình Hưng – GĐ Bệnh viên cho biết, trong ngày đầu tăng giá viện phí, bệnh nhân đến khám không có gì xáo trộn so với ngày thường, tuy nhiên, lượng bệnh nhân đến khám ở bệnh viện rất đông sau khi bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhận được sự hài lòng của người dân.

Bác sĩ Hưng cho biết: Trước đó, giờ khám của bệnh viện là 8h kém 15, giờ đã được đẩy lên sớm hơn là 7h. Để tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, hiện nay, bệnh viện Xanh pôn đã nhận đặt lịch hẹn khám bệnh qua mạng và qua điện thoại. Đồng thời để nâng cao chất lượng dịch vụ Bệnh viên đã tự đầu tư phần mềm để tiếp thu ý kiến đánh giá của bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh.

Khi được hỏi ý kiến về lần tăng giá viện phí này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh, bác sĩ Hưng nói: “Tôi thấy những người đã có thẻ bảo hiểm thì không có vấn đề gì, nhưng những người không có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng lớn. BHYT đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh. Vì vậy, tôi có một lời khuyên duy nhất là mọi người dân nên mua BHYT để được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và giảm tải chi phí sử dụng dịch vụ y tế”.

Hiện nay, Chính phủ và Bộ Y tế đang thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân, phấn đấu đến năm 2020, cả nước có tối thiểu 90,7% dân số tham gia BHYT. Để đạt được mục tiêu này, ngành BHXH cũng như Bộ Y tế cần phải xây dựng chính sách bảo hiểm cân đối, công bằng giữa các nhóm đối tượng, nâng cao chất lượng của các tuyến y tế cơ sở, giảm bớt các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Trong tất cả các cuộc làm việc hay đi kiểm tra đột xuất các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đều khẳng định: “Ngành Y quyết tâm thay đổi để hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân. Đã đến lúc các nhân viên y tế phải cúi chào bệnh nhân”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Phân luồng lại” khám chữa bệnh BHYT: Liệu có lãng phí?
“Phân luồng lại” khám chữa bệnh BHYT: Liệu có lãng phí?

VOV.VN - Ngày 15/5 tới, BHXH tỉnh Đồng Nai sẽ thu lại toàn bộ thẻ BHYT đã cấp cho người dân “sai tuyến”. Việc làm này liệu có lãng phí?

“Phân luồng lại” khám chữa bệnh BHYT: Liệu có lãng phí?

“Phân luồng lại” khám chữa bệnh BHYT: Liệu có lãng phí?

VOV.VN - Ngày 15/5 tới, BHXH tỉnh Đồng Nai sẽ thu lại toàn bộ thẻ BHYT đã cấp cho người dân “sai tuyến”. Việc làm này liệu có lãng phí?

Sẽ không ghi thời điểm thẻ BHYT hết hạn sử dụng
Sẽ không ghi thời điểm thẻ BHYT hết hạn sử dụng

VOV.VN - Việc này nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tình trạng người bệnh phải chờ đổi thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh.

Sẽ không ghi thời điểm thẻ BHYT hết hạn sử dụng

Sẽ không ghi thời điểm thẻ BHYT hết hạn sử dụng

VOV.VN - Việc này nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tình trạng người bệnh phải chờ đổi thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh.

Thay đổi chính sách thế nào để toàn dân được dùng BHYT?
Thay đổi chính sách thế nào để toàn dân được dùng BHYT?

VOV.VN - Tính đến năm 2016, sau 8 năm thực hiện luật BHYT bắt buộc, vẫn còn tới 17 triệu người chưa có bảo hiểm y tế. 

Thay đổi chính sách thế nào để toàn dân được dùng BHYT?

Thay đổi chính sách thế nào để toàn dân được dùng BHYT?

VOV.VN - Tính đến năm 2016, sau 8 năm thực hiện luật BHYT bắt buộc, vẫn còn tới 17 triệu người chưa có bảo hiểm y tế.