Ngày đầu xử phạt theo Nghị định 46: Trường hợp nhạy cảm sẽ nhắc nhở

VOV.VN -Nghị định 46 ngoài việc bổ sung nhiều hành vi mới, còn tăng nặng mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp đến an toàn giao thông.

Sáng nay (1/8), các lực lượng Công an thành phố Hà Nội đồng loạt triển khai tổng kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến mũ bảo hiểm và Nghị định 46 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nghị định 46 ngoài việc bổ sung nhiều hành vi mới, còn tăng nặng mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp đến an toàn giao thông.

CSGT Hà Nội giải thích lỗi cho người vi phạm

Theo đó, sáng nay, Công an CSGT thành phố tăng cường tuần lưu, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, cảnh sát cơ động tổng kiểm tra xử phạt vi phạm liên quan đến mũ bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.

Tại ngã tư Phố Huế - Đại Cồ Việt (Hà Nội), trong sáng nay đã có nhiều người tham gia giao thông mắc lỗi vi phạm, bị lực lượng chức năng dừng xe, kiểm tra. Có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, Trung tá Nguyễn Đức Huấn, Đội phó Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT thành phố Hà Nội) cho biết, từ sáng sớm, các lực lượng tiến hành xử lý đồng bộ đối với tất cả các lỗi vi phạm. Trong đó tập trung vào một số lỗi, theo sự chỉ đạo của Công an thành phố, đối với người điều khiển xe mô tô, xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ.

Các CSGT cho biết, phần lớn người dân đã nhận thức sự ra đời của Nghị định 46, cho nên việc chấp hành cũng phần nào tốt hơn. Tuy nhiên một số người vẫn cố tình vi phạm, và lực lực chức năng sẽ xử lý kiên quyết.

Trung tá Nguyễn Đức Huấn cho biết, việc Nghị định 46 tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn với tình hình thực tế, qua đó để đảm bảo tính răn đe. Đây là những lỗi, nhóm vi phạm mà nguyên nhân trực tiếp và thường xuyên dẫn đến ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Nhiều lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt nặng hơn theo Nghị định 46

Đối với tranh cãi xử phạt vượt đèn vàng cũng như đèn đỏ, Trung tá Nguyễn Đức Huấn khẳng định: “Quy định trong luật rất rõ ràng. Chúng tôi thực hiện theo quy định của Chính phủ, xử lý đối với các hành vi vi phạm vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ và trong quá trình tham gia điều khiển phương tiện, vi phạm này nhiều khi mang tính nhạy cảm. Chúng tôi sẽ xử lý với những vi phạm rõ ràng và trong nhiều trường hợp xử lý theo thiết bị camera giám sát, để có căn cứ xử lý một cách chính xác, đảm bảo tính khách quan”.

Cũng trong ngày đầu ra quân thực hiện Nghị định 46, nhiều người tham gia giao thông khi bị dừng xe đã có “lời qua tiếng lại” với CSGT. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Huấn thừa nhận, nhiều người điều khiển phương tiện vi phạm có thái độ cãi lại lực lượng CSGT, đôi khi họ cố tình cãi “lấy được”.

Cũng có người cho rằng việc vi phạm là nhạy cảm, có thể họ chưa vi phạm đã bị kiểm tra. Trong trường hợp này, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra lại các tài liệu và chứng cứ. Nếu cảm thấy chính xác, khách quan sẽ xử lý nghiêm. Còn trong trường hợp nhạy cảm, sẽ nhắc nhở để người dân thực hiện tốt hơn./.

Từ ngày 1/8, Nghị định 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực. Gần 100 hành vi vi phạm giaothông được điều chỉnh tăng mức xử phạt. Chẳng hạn, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ và đèn vàng) bị phạt từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng. 

Với người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe điện máy) và các loại xe tương tự nếu vượt đèn vàng bị phạt tiền 300.000- 400.000 đồng.

Hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ôtô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền 600.000-800.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?
Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?

VOV.VN- Mức độ vượt đèn vàng nhẹ hơn vượt đèn đỏ. Do đó, cơ quan chức năng khi ban hành Nghị định 46/2016 cần tính đến yếu tố thực tế này.

Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?

Có nên xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ?

VOV.VN- Mức độ vượt đèn vàng nhẹ hơn vượt đèn đỏ. Do đó, cơ quan chức năng khi ban hành Nghị định 46/2016 cần tính đến yếu tố thực tế này.

Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?
Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?

VOV.VN - Luật Giao thông Đường bộ đã quy định người điều khiển phương tiện thấy đèn vàng, đèn đỏ trước vạch dừng thì phải dừng phương tiện.

Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?

Vượt đèn vàng trong tình huống nào sẽ bị xử phạt?

VOV.VN - Luật Giao thông Đường bộ đã quy định người điều khiển phương tiện thấy đèn vàng, đèn đỏ trước vạch dừng thì phải dừng phương tiện.

Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?
Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?

VOV.VN -Ngay khi thông tin về hình phạt khi vượt đèn vàng được công bố, có nhiều ý kiến khác nhau về mức phạt cũng như tính hợp lý của quy định này.

Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?

Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Có nên bỏ đèn vàng?

VOV.VN -Ngay khi thông tin về hình phạt khi vượt đèn vàng được công bố, có nhiều ý kiến khác nhau về mức phạt cũng như tính hợp lý của quy định này.