Duyên dáng mà đậm nét văn hóa dân tộc từ bộ trang phục của phụ nữ Bố Y

VOV.VN - Là một trong những dân tộc ít người sinh sống ở Quản Bạ - Hà Giang, từ lâu đời, bà con dân tộc Bố Y nơi đây vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình. Trong đó, trang phục của phụ nữ Bố Y được nhiều người ca ngợi về sự đặc sắc, duyên dáng và thanh lịch.

Để có được bộ trang phục đặc biệt, ấn tượng, chị em phụ nữ Bố Y đã phải khéo léo kết hợp từng chi tiết để tạo nên hình ảnh rất riêng của dân tộc mình.

Bà Lộc Thị Phương, dân tộc Bố Y, ở thôn Nậm Lương,  xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, năm nay 63 tuổi cho biết: ngay từ tuổi thiếu nữ bà đã được các bà, các mẹ truyền dạy cho cách dệt vải, thêu thùa, may áo, váy. Để may được bộ trang phục của chị em phụ nữ mất rất nhiều công sức, người làm phải tỉ mỉ từng công đoạn từ bông vải kéo thành sợi, dệt thành vải, cắt khâu thành áo, váy.

Bà Phương nói: "Làm trang phục của người Bố Y rất kỳ công, tỉ mit. Mà mình phải làm bằng tay thì nó mới đẹp, mới phù hợp”.

Bộ trang phục của phụ nữ Bố Y gồm: áo, váy, khăn đội đầu và giày tự thêu. Chiếc áo của phụ nữ Bố Y gồm áo trong và áo ngoài. Áo trong là kiểu áo 5 thân, có 2 túi ở hai bên để phụ nữ đựng đồ; còn áo ngoài có phần cổ và tay được thêu họa tiết cầu kỳ. Đặc biệt, ở tay áo có những họa tiết đặc sắc như hoa, hình đôi bướm đối xứng.

Chị Ngũ Thị Hiền ở thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết: "Mình thêu viền hoa văn ở cổ áo, tay áo, vạt áo, hai bên cái yếm. Khi thêu cũng phải lựa chọn xem hoa văn nào phù hợp với vạt áo, hoa văn nào phù hợp với tay áo".

Trang phục của phụ nữ Bố Y độc đáo bởi chiếc khăn đội đầu được thêu họa tiết cầu kỳ. Để đội khăn đúng kiểu, vuông vắn; phụ nữ phải vấn tóc lên gọn gàng rồi mới quấn khăn. Những trang sức bằng bạc như: khuyên tai, vòng tay, vòng cổ, nhẫn...cũng được chị em kết hợp làm tăng thêm vẻ đẹp của bộ trang phục. Ngoài ra, bộ trang phục của chị em còn có chiếc tạp dề được làm tỉ mỉ, trang trí những họa tiết thêu hoa nổi bật. Váy được  xếp nếp xòe có hoa trắng, đen. Chị em thường dùng vải trắng chấm sáp ong rồi mới nhuộm chàm.

Chị Hiền cho biết thêm: "Chấm sáp ong ở cái váy là khó nhất. Sáp ong đun lên, dùng bút, khuôn chấm sáp ong vào vải trắng rồi mới lấy đi nhuộm được".

Không chỉ đẹp trong đời sống hàng ngày, những buổi vui hội, trang phục của phụ nữ Bố Y còn rất quan trọng trong đời sống tâm linh, trong việc hiếu, việc hỷ không thể thiếu được.

Bà Lộc Thị Phương ở thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến,  huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết thêm: "Trong đám cưới sẽ cho con dâu mặc lên báo cáo tổ tiên xong về nhà. Trong đám tang, ai là con dâu chính thì vẫn mặc cái áo này làm thủ tục".

Trang phục của người Bố Y mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, bà con  lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, như một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương ở tỉnh Bình Định đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương ở tỉnh Bình Định đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Triển lãm giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình
Triển lãm giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình

VOV.VN - Ngày 27/12, tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình, Sở Văn hóa -Thể thao tỉnh Quảng Bình khai mạc triển lãm, trưng bày ảnh, hiện vật với chủ đề “Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình”. Triển lãm kéo dài đến ngày 30/3/2024.

Triển lãm giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình

Triển lãm giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình

VOV.VN - Ngày 27/12, tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình, Sở Văn hóa -Thể thao tỉnh Quảng Bình khai mạc triển lãm, trưng bày ảnh, hiện vật với chủ đề “Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình”. Triển lãm kéo dài đến ngày 30/3/2024.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số
Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.