Nghịch lý khi người trồng rừng phải trộm gỗ của chính mình

VOV.VN - Trong quá trình quy hoạch khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), hàng trăm ha rừng sản xuất của người dân đã bị đưa sang diện rừng đặc dụng.

Năm 2003, tỉnh Bắc Kạn thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ với diện tích khoảng 15.400ha trên phạm vi hai huyện Na Rì và Bạch Thông. Tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch khu bảo tồn, hàng trăm ha rừng sản xuất của người dân đã bị đưa sang diện rừng đặc dụng. Và nhiều năm qua người dân không thể thu lợi trên chính mảnh rừng của mình.

Người dân xã Côn Minh, huyện Na Rì sống xen trong khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, việc không được khai thác rừng trồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống.

Gia đình ông Lộc Văn Trường, Bản Cuôn, xã Côn Minh, huyện Na Rì có khoảng 4ha cây mỡ trồng từ những năm 1997-1999 và toàn bộ diện tích này đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trước năm 2003. Đến nay, rừng mỡ của ông đã đến kỳ thu hoạch với đường kính thân cây hơn 40cm, nhưng ông cũng như nhiều hộ gia đình khác trong bản không thể chặt bán bởi vì những cánh rừng mỡ nay đã thuộc diện rừng đặc dụng, nghiêm cấm khai thác.

Trong khi đó, gia đình ông Trường chưa nhận được bất cứ khoản hỗ trợ, đền bù nào: “Đa phần dân chúng tôi mượn tiền ngân hàng để thuê trồng rừng, giờ đa phần chúng tôi nợ ngân hàng là do trồng rừng. Giả sử được khai thác thì đã khai thác đợt thứ hai rồi. Bản thân tôi cũng làm đơn lên huyện, xã nhiều rồi nhưng cũng không được khai thác”.

Trong quá trình đưa rừng sản xuất vào quy hoạch khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thì xã Côn Minh, huyện Na Rì là địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất với gần 390ha, trong đó, diện tích thực tế đã trồng rừng khoảng 270ha của 120 hộ gia đình.

Theo ông Hà Xuân Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Côn Minh, trong số này có đến 27% là hộ nghèo và cận nghèo, cuộc sống nhiều đời nay vốn gắn bó với rừng. Đã có những trường hợp người dân chặt trộm gỗ trên chính mảnh rừng của mình.

“Khó khăn nhất là toàn bộ diện tích rừng đã quy hoạch vào khu bảo tồn đến khi khai thác thì lực lượng kiểm lâm mỏng, mặc dù có các tổ quản lý bảo vệ rừng nhưng vẫn khó vì rừng của họ, quan điểm họ là rừng họ thì họ chặt. Xử lý bà con cũng khó khăn vì toàn tình làng nghĩa xóm, anh em… Vì tình cảm làng xóm, nếu không xử lý thì vi phạm, xử lý căng thì mất tình cảm nên cực kỳ khó khăn với địa phương”, ông Cảnh cho hay.

Không riêng các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Côn Minh của huyện Na Rì, xã Vũ Muộn của huyện Bạch Thông cũng có đến 213ha rừng trồng được quy hoạch vào khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Trong khi phần lớn các diện tích này đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân từ trước khi khu bảo tồn thành lập.

Rừng mỡ đã hơn 20 năm tuổi nhưng ông Lộc Văn Trường không thể khai thác, cho dù đó là những cây do chính tay ông trồng, chăm sóc.

Trước thực trạng này, tỉnh Bắc Kạn đã có công văn số 4730/UBND_KT ngày 29/08/2018 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đề nghị báo cáo Thủ tướng xem xét, cho phép tỉnh được chuyển hơn 652ha những diện tích này từ dạng rừng đặc dụng sang rừng sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Trong đó, riêng với Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là gần 640ha. Phần còn lại thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Ông Nguyễn Mỹ Hải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn cho rằng: “Trong quá trình tổ chức quy hoạch khu bảo tồn và mở rộng Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, đơn vị tư vấn lúc đó tham mưu đã làm chưa đầy đủ, dẫn đến trong quá trình khoanh vẽ phân vùng đã không tách bóc rừng sản xuất của người dân ra mà chủ yếu khoanh theo dông, theo khe. Nên khi đưa hết vào quy hoạch đã dẫn đến tình trạng như vậy”.

Không chỉ có các cánh rừng mỡ tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, hay xã Vũ Muộn của huyện Bạch Thông, còn có nhiều diện tích đất đồi, ven núi đá đã giao cho người dân hiện cũng được quy hoạch thành rừng đặc dụng.

Và hàng chục năm qua, người dân vẫn đang ngóng đợi thành quả lao động chính đáng trên mảnh đất của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng
Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng

VOV.VN - Xét thấy hành vi của đối tượng phá rừng rất nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, thách thức cơ quan thực thi pháp luật, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã có đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng

Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng

VOV.VN - Xét thấy hành vi của đối tượng phá rừng rất nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, thách thức cơ quan thực thi pháp luật, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã có đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử phạt 100 triệu đồng đối với vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng
Xử phạt 100 triệu đồng đối với vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng

VOV.VN - Tại diện tích rừng đặc dụng thuộc bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên xảy ra liên tiếp hai vụ phá rừng đặc dung nghiêm trọng.

Xử phạt 100 triệu đồng đối với vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng

Xử phạt 100 triệu đồng đối với vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng

VOV.VN - Tại diện tích rừng đặc dụng thuộc bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên xảy ra liên tiếp hai vụ phá rừng đặc dung nghiêm trọng.

Nông dân Bắc Kạn bỏ ruộng vì nước thải từ bãi rác thành phố
Nông dân Bắc Kạn bỏ ruộng vì nước thải từ bãi rác thành phố

VOV.VN - Có người phải bỏ hoang hơn 3.500m2 ruộng vì không thể canh tác trong hai năm qua.

Nông dân Bắc Kạn bỏ ruộng vì nước thải từ bãi rác thành phố

Nông dân Bắc Kạn bỏ ruộng vì nước thải từ bãi rác thành phố

VOV.VN - Có người phải bỏ hoang hơn 3.500m2 ruộng vì không thể canh tác trong hai năm qua.

Phát triển kinh tế Bắc Kạn nhờ du lịch gắn với văn hóa cộng đồng
Phát triển kinh tế Bắc Kạn nhờ du lịch gắn với văn hóa cộng đồng

VOV.VN - Du lịch cộng đồng phát triển giúp người dân vùng hồ Ba Bể (Bắc Kạn) có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Phát triển kinh tế Bắc Kạn nhờ du lịch gắn với văn hóa cộng đồng

Phát triển kinh tế Bắc Kạn nhờ du lịch gắn với văn hóa cộng đồng

VOV.VN - Du lịch cộng đồng phát triển giúp người dân vùng hồ Ba Bể (Bắc Kạn) có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.