Nghiên cứu dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19

VOV.VN - Dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm người mắc Covid-19 là công trình nghiên cứu có sự tham gia, đóng góp tập thể của nhiều nhà khoa học Việt Nam.

Theo công trình nghiên cứu được công bố hồi tháng 1/2021 của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), khi Covid-19 mới xâm nhập vào cơ thể, virus chưa tạo ra ngay các triệu chứng như sốt, ho nhưng gây ra những tổn thương nhỏ và nhẹ trong phổi.

Những tổn thương này có thể nhận biết được thông qua tiếng ho. Do vậy, thông qua tiếng ho của người bệnh, AI có thể phân tích âm thanh này để nhận biết sự hiện diện của virus, tìm ra người mắc Covid-19. Điều này đã được thực hiện thông qua việc dạy AI học bằng cách “nghe” hàng chục nghìn mẫu tiếng ho của người nhiễm và không nhiễm Covid-19 trên thế giới.

Thực tế cho thấy, giải pháp của MIT đã giúp nhận diện người nhiễm Covid-19, với độ chính xác lên tới 97%. Giải pháp này đã được đăng ký với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và đang chờ thẩm định, cấp phép để đưa vào sử dụng.

Ứng dụng AI phát hiện người mắc Covid-19 tại Việt Nam

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhóm các nhà khoa học Việt Nam gồm Tiến sĩ Vũ Xuân Sơn (Đại học Umea - Thụy Điển), Tiến sĩ Vũ Hữu Tiệp (kỹ sư Machine Learning tại Google), Tiến sĩ Harry Nguyen (Đại học Glassgow - Anh)... đã sớm bắt tay triển khai dự án dùng AI phân tích tiếng ho.

Dự án của nhóm các nhà khoa học Việt lấy tên AICOVIDVN, với mục tiêu phát triển một công cụ giúp cơ quan chức năng có thể phát hiện sớm người nghi nhiễm Covid-19 nhanh chóng, giảm tốc độ lây lan dịch bệnh.

Theo bà Nguyễn Hà, tình nguyện viên của dự án nghiên cứu tại Việt Nam, công cụ này ra đời có thể giúp phát hiện được ca bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, kể cả khi chưa có triệu chứng. Từ đó tìm ra những người có virus đang còn lẫn trong cộng đồng, giúp nhanh chóng khoanh vùng dịch, giảm tải cho y bác sĩ và các cán bộ tuyến đầu. Cách làm này cũng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu vực xét nghiệm khi phải tập trung đông người.

Cụ thể, khi người nghi nhiễm ho vào bộ thu tiếng trên điện thoại, AI sẽ phân tích tiếng ho và đưa ra chẩn đoán xem họ có bị mắc Covid-19 hay không.

Theo đội ngũ nghiên cứu của AICOVIDVN, hiện dự án đã tiếp cận được với nguồn dữ liệu khoảng 1.700 mẫu ghi âm tiếng ho của người mắc Covid-19. Đây là những mẫu ghi âm tiếng ho của các bệnh nhân Covid-19 tại Thụy Sĩ và Ấn Độ. AICOVIDVN còn đang thu thập dữ liệu tiếng ho tại Việt Nam của cả người mắc Covid-19 và người chưa mắc bệnh.

AICOVIDVN đã xử lý làm sạch và gán nhãn 7.000 mẫu dữ liệu. Hiện, giải pháp AICOVIDVN được nhiều chuyên gia đánh giá đạt độ chính xác lên tới 91% trong việc nhận biết tiếng ho để tìm người mắc Covid-19.

Tuy vậy, theo bà Nguyễn Hà, các giải pháp của AICOVIDVN còn cần thêm nhiều dữ liệu để nâng cấp. Ngoài ra, các sản phẩm của dự án phải được thẩm định y khoa, hiệu chỉnh để loại bỏ sai sót chuyên môn. AICOVIDVN có kế hoạch kêu gọi thêm tối thiểu 10.000 bản thu tiếng ho từ cộng đồng, trong đó có từ 100 - 500 mẫu bản thu tiếng ho của người mắc Covid-19.

“Lượng dữ liệu càng nhiều, Thuật toán AI có thể chẩn đoán thông minh hơn, kỳ vọng độ chính xác trên 95%. Khi giải pháp ổn định và được thẩm định, chứng minh được hiệu quả, dự án sẽ chuyển giao cho các cơ quan chức năng và kỳ vọng kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu phát triển app y tế, để đưa vào sử dụng chính thức, lâu dài”, đại diện nhóm nghiên cứu tại Việt Nam chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu mong muốn đến cuối tháng 8/2021, giải pháp AICOVIDVN sẽ được chuyển giao cho các cơ quan chức năng thẩm định, nâng cấp và sớm triển khai rộng rãi trong cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng
Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng

VOV.VN - Đại học RIMT và các đối tác tại Australia đang chế tác cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời, có thể giúp thay đổi cách đối phó hằng ngày với dịch bệnh, bảo vệ nhân viên y tế ở tuyến đầu cũng như cả cộng đồng.

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng

VOV.VN - Đại học RIMT và các đối tác tại Australia đang chế tác cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời, có thể giúp thay đổi cách đối phó hằng ngày với dịch bệnh, bảo vệ nhân viên y tế ở tuyến đầu cũng như cả cộng đồng.

Ứng dụng công nghệ để minh bạch, công bằng trong chiến dịch tiêm chủng
Ứng dụng công nghệ để minh bạch, công bằng trong chiến dịch tiêm chủng

VOV.VN - Ứng dụng công nghệ trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 không chỉ đẩy nhanh tiến độ mà còn giúp minh bạch, đảm bảo công bằng cho người dân.

Ứng dụng công nghệ để minh bạch, công bằng trong chiến dịch tiêm chủng

Ứng dụng công nghệ để minh bạch, công bằng trong chiến dịch tiêm chủng

VOV.VN - Ứng dụng công nghệ trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 không chỉ đẩy nhanh tiến độ mà còn giúp minh bạch, đảm bảo công bằng cho người dân.

Khẩu trang kết nối chống Covid dành cho các hoạt động thể thao
Khẩu trang kết nối chống Covid dành cho các hoạt động thể thao

VOV.VN - Khẩu trang công nghệ được thiết kế dành cho thể thao, có thể được sử dụng mà không bị hạn chế đối với các hoạt động ngoài trời.

Khẩu trang kết nối chống Covid dành cho các hoạt động thể thao

Khẩu trang kết nối chống Covid dành cho các hoạt động thể thao

VOV.VN - Khẩu trang công nghệ được thiết kế dành cho thể thao, có thể được sử dụng mà không bị hạn chế đối với các hoạt động ngoài trời.