Người dân thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách

VOV.VN -Mường Ảng là một trong những huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, hàng năm người dân được ưu tiên thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ.

Một trong những chương trình hỗ trợ bà con xóa đói, giảm nghèo hiệu quả là nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Bằng việc sử dụng nguồn vốn này, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện giảm từ 5-6%. Với nhiều người dân nơi đây, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội là điểm tựa vững chắc, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình ông Bạc Cầm Phiu ở bản Nà Dên, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng đã vươn lên thoát nghèo.

15 năm trước, gia đình ông Bạc Cầm Phiu ở bản Nà Dên, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên là một trong những hộ nghèo nhất bản. Dù rất cố gắng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc gia cầm, song vẫn không thể đủ chi phí sinh hoạt cho 7 nhân khẩu của gia đình. 

Cuối năm 2003, nhờ được vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ông mạnh dạn đầu tư cho trồng 9 héc ta cà phê và mở rộng chăn nuôi gia súc. 5 năm sau, gia đình trả hết nợ, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay gia đình tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay này để tập trung phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao với đàn trâu bò 6 con, 1 ao cá, bỏ bớt 3 héc ta cây cà phê để lấy đất trồng thêm các loại cây ăn quả khác như: cam, xoài, chuối, nhãn, mía và xen kẽ hơn 3.000 cây dổi trong vườn. Nhờ đó, tại bản Nà Dên hiện nay, gia đình ông Phiu là một trong những hộ khá, vươn lên thoát nghèo bền vững từ vốn vay tín dụng, với tổng thu nhập hàng năm trên 300 triệu đồng.

Ông Phiu cho biết:Được sự quan tâm của Ngân hàng Chính sách để cho dân vay vốn phát triển kinh tế thì gia đình tôi đã vươn lên phát triển về trồng cây cà phê là cây chủ lực đầu tiên. Bây giờ gia đình bắt đầu tập trung đầu tư trồng cây khác như: chuối, xoài, cam, bưởi… Hiện nay gia đình cũng đủ ăn và thoát nghèo”.

Không chỉ đối với các hộ gia đình, nguồn vốn vay tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội còn là điểm tựa giúp các đoàn viên thanh niên trên địa bàn có điều kiện lập nghiệp. 

Anh Lò Văn Ngương, Bí thư Đoàn xã Búng Lao, huyện Mường Ảng cho biết: thực hiện ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội huyện, đến nay, toàn xã đã có 9 tổ tiết kiệm và vay vốn, với hơn 400 thành viên là đoàn viên thanh niên tham gia vay vốn, tổng dư nợ hơn 15 tỷ đồng. Các thành viên vay vốn chủ yếu đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp... 

Vườn dổi hơn 3.000 cây cũng góp công giúp gia đình ông Phiu có tổng thu nhập hàng năm trên 300 triệu đồng.

Anh Ngương cho biết: “Đoàn thanh niên ký hợp đồng ủy thác với Ngân hành Chính sách và tạo điều kiện cho các thành viên vay vốn thì đến thời điểm bây giờ đoàn thanh niên quản lý được 9 tổ tiết kiệm và vay vốn, có 420 thành viên vay vốn. Hiệu quả thì do sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đã phát triển chăn nuôi và phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ thì từ đó có tỷ lệ thoát nghèo rất cao”.

Bình quân mỗi năm, Ngân hàng Chính sách xã hội Mường Ảng cho vay mới trên 3.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với khoảng 80 tỷ đồng doanh số cho vay. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đã thực sự góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng cho biết: hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 41%, giảm hơn 10% so với 3 năm trước. Bằng việc phát huy nội lực và lồng ghép các chương trình xóa đói, giảm nghèo theo chương trình hỗ trợ của Nhà nước, huyện đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm giảm 5 đến 6% số hộ nghèo hiện còn. 

Nguồn vốn vay tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội còn là điểm tựa giúp các đoàn viên thanh niên trên địa bàn có điều kiện lập nghiệp. 

“Qua tổng kết hàng năm, nói chung bà con phát huy tốt hiệu quả vốn vay của Ngân hàng Chính sách. Từ nguồn vốn vay đó đã giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế một cách bền vững, thực sự là có nguồn vốn để thoát nghèo được ngay. Nên mỗi năm chúng tôi giảm nghèo từ 5 đến 6% và giảm nghèo một cách tương đối bền vững”- Ông Hiệp nói.

Từ nguồn vốn vay chính sách xã hội, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững mà tỉnh Điện Biên đã đề ra./

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hộ gia đình “cùng sở thích” rủ nhau thoát nghèo
Nhiều hộ gia đình “cùng sở thích” rủ nhau thoát nghèo

VOV.VN - Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc thành công trong việc phát triển sinh kế cho người dân cùng sở thích.  

Nhiều hộ gia đình “cùng sở thích” rủ nhau thoát nghèo

Nhiều hộ gia đình “cùng sở thích” rủ nhau thoát nghèo

VOV.VN - Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc thành công trong việc phát triển sinh kế cho người dân cùng sở thích.  

Giúp người dân vùng Tây Bắc thoát nghèo bền vững
Giúp người dân vùng Tây Bắc thoát nghèo bền vững

VOV.VN - Sự phối hợp công tác giữa Ban Dân vận TƯ và Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhằm giúp người dân vùng Tây Bắc thoát nghèo bền vững

Giúp người dân vùng Tây Bắc thoát nghèo bền vững

Giúp người dân vùng Tây Bắc thoát nghèo bền vững

VOV.VN - Sự phối hợp công tác giữa Ban Dân vận TƯ và Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhằm giúp người dân vùng Tây Bắc thoát nghèo bền vững