Người dân TP HCM vô tư xả rác, ý thức kém hay chế tài chưa đủ mạnh?

VOV.VN -TP HCM đã có nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm kênh rạch và hạn chế rác thải xả thẳng ra môi trường nhưng vẫn không giải quyết được tận gốc.

Hiện nay, một số kênh rạch ở TP HCM bị ô nhiễm, một phần nguyên nhân do các loại rác thải sinh hoạt được người dân vô tư xả ra môi trường. Gánh chịu tình trạng ô nhiễm này, không phải là người xả rác, mà chính là những hộ gia đình đang sinh sống quanh khu vực các kênh rạch.

Dù chính quyền đã nhắc nhở và gắn camera giám sát nhưng người dân vẫn bỏ rác ra cầu Sơn trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Ghi nhận thực tế tại một số kênh rạch ở các quận 6, quận Bình Thạnh, quận 12, quận Tân Phú... cho thấy kể cả lúc nước lớn, lẫn lúc nước ròng, nước dưới kênh đều mang một màu đen kịt. Thêm vào đó là vô số các loại rác thải sinh hoạt, mùi hôi nồng nặc nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Đơn cử như tuyến rạch Xuyên Tâm, khu vực phường 15, quận Bình Thạnh, rác thải hoà quyện và lắng xuống đáy nên mỗi khi thuỷ triều xuống thì lòng rạch hiện lên như rác thải. Đây cũng là môi trường lý tưởng cho các loại muỗi, ruồi, chuột, sinh sống làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân ở hai bên kênh, gây nhiều nguy cơ truyền nhiễm các loại bệnh.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu đã sinh sống ở cạnh dòng rạch Xuyên Tâm hơn 20 năm nay cho biết, ngày trước nước ở đây có thể dùng cho sinh hoạt hàng ngày nhưng bây giờ thì ô nhiễm nặng nề. Nguyên nhân do nhiều người thiếu ý thức cứ xả rác tràn lan, dù chính quyền địa phương thường xuyên cho vớt rác nhưng không thể hết được vì tình trạng xả rác không dừng lại.

Rạch Xuyên Tâm có rác nằm ngổn ngang xem lẫn với bùn.

“Người ta thả rồi nó trôi ra đầy, làm cho nước sông bị ô nhiễm, ngày xưa đâu có, ngày xưa nó trong lắm. Bây giờ làm sao cho nó sạch kênh, càng vớt thì càng xả ra. Giờ không biết khắc phục làm sao cho người ta đừng bỏ rác nữa thì nước sông mới sạch được, chứ bây giờ nó dơ lắm”, bà Hoài Thu nói.

Còn tại rạch Cầu Sơn trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25 của quận Bình Thạnh thì hai bên kênh cỏ mọc um tùm, dưới lòng kênh một màu đen kịt hiện ra và bốc mùi hôi nồng nặc.

Bà Lê Thị Thanh nhà ở gần cầu Sơn cho biết, dòng kênh này càng ngày càng ô nhiễm và người dân sinh sống, buôn bán gần đấy phải chịu đựng những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

“Nước càng ngày càng ô nhiễm hơn, do phóng uế xuống sông nhiều và vứt rác xuống sông nhiều, như trên cầu người ta cứ đến đó rồi bỏ xuống thôi nhìn chung là người dân không có ý thức”, bà Thanh chia sẻ.

Trên cầu Đinh Bộ Lĩnh có biển nhắc nhở và ghi cả hình thức bị xử phạt khi xả rác không đúng nơi quy định nhưng người dân vẫn vô tư bỏ rác.

Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh là công nhân của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh cho biết, chị làm công việc thu gom rác được 7 năm nay. Trong 7 năm đó, chị đã gặp nhiều trường hợp người dân thiếu ý thức trong việc bỏ rác và cũng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng rồi vẫn đâu vào đó.

Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh cho biết: “Còn một số người không có ý, chứ không phải tất cả mọi người. Ví dụ như mình gặp người ta bỏ rác mình bắt gặp mình nhắc nhở người ta nhưng hôm sau người ta vẫn bỏ bình thường. Còn có người đã kém ý thức nhưng còn hung hang, tôi chỉ biết nói nhỏ nhẹ chứ biết làm gì, dân xả thì cứ làm thôi”.

Đó là câu chuyện xả rác và tình trạng ô nhiễm của những con kênh trong nội thành TP HCM. Nhiều năm nay, chính quyền các địa phương của thành phố cũng đã có nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm kênh rạch và hạn chế rác thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường, nhưng vẫn không giải quyết được tận gốc.

Yếu tố quyết định ở đây chính là ý thức của người dân về việc giữ gìn môi trường sống. Và khi ý thức người dân còn kém thì chúng ta cần phải có chế tài đủ mạnh, đồng thời phải thực hiện chế tài đó một cách quyết liệt thì mới hy vọng những dòng kênh rạch ở TP HCM sẽ không còn rác./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rác thải nhựa là rác thải hay tài nguyên?
Rác thải nhựa là rác thải hay tài nguyên?

VOV.VN - Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm.

Rác thải nhựa là rác thải hay tài nguyên?

Rác thải nhựa là rác thải hay tài nguyên?

VOV.VN - Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm.

Chợ Trung thu phố Hàng Mã nhếch nhác, ngập tràn rác thải
Chợ Trung thu phố Hàng Mã nhếch nhác, ngập tràn rác thải

VOV.VN - Các gian hàng sắp xếp lộn xộn, đồ đạc bày ngổn ngang, rác thải ngập tràn là những điều dễ thấy tại chợ Trung thu truyền thống ở phố Hàng Mã (Hà Nội).

Chợ Trung thu phố Hàng Mã nhếch nhác, ngập tràn rác thải

Chợ Trung thu phố Hàng Mã nhếch nhác, ngập tràn rác thải

VOV.VN - Các gian hàng sắp xếp lộn xộn, đồ đạc bày ngổn ngang, rác thải ngập tràn là những điều dễ thấy tại chợ Trung thu truyền thống ở phố Hàng Mã (Hà Nội).

Lại phát hiện xác thai nhi ở Nhà máy xử lý rác thải tại Cà Mau
Lại phát hiện xác thai nhi ở Nhà máy xử lý rác thải tại Cà Mau

VOV.VN - Ngày 29/8, Công an TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc phát hiện xác thai nhi trong Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau.

Lại phát hiện xác thai nhi ở Nhà máy xử lý rác thải tại Cà Mau

Lại phát hiện xác thai nhi ở Nhà máy xử lý rác thải tại Cà Mau

VOV.VN - Ngày 29/8, Công an TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc phát hiện xác thai nhi trong Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau.