Người dân vùng sạt lở núi Quảng Nam bao giờ mới được an cư?

VOV.VN - Dù đã nỗ lực khắc phục hậu quả, đến nay tiến độ xây dựng các khu tái định cư tại nhiều khu vực sạt lở núi ở Quảng Nam vẫn rất chậm. Mùa mưa lũ đang đến gần, người dân và chính quyền địa phương càng thêm lo lắng.

Những trận sạt lở núi kinh hoàng làm 30 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, hệ thống giao thông bị phá hủy gần như hoàn toàn... cuối năm 2020 vẫn ám ảnh của người dân miền núi tỉnh Quảng Nam.

Hơn 7 tháng qua, mỗi khi được chính quyền xã Phước Lộc thông tin có đoàn thiện nguyện ở đồng bằng lên trao quà, chị Hồ Thị Dá và nhiều phụ nữ ở thôn 3, xã Phước Lộc lại tập trung về trụ sở UBND xã để nhận hàng cứu trợ. Nhà cửa bị cuốn trôi, ruộng nương bị bồi lấp, chị Dá cùng nhiều hộ dân nơi đây sống nhờ vào nguồn cứu trợ của địa phương và các tổ chức xã hội.

Chị Hồ Thị Dá và bà con ở đây biết được cứu trợ là tạm thời, nhận quà mãi cũng ngại nhưng không còn cách nào khác: “Chúng tôi đang rất là khó khăn, nhà cửa trôi hết trơn, sạt lở cả hai dãy nhà…. Đồ đạc cũng trôi hết, không còn chi hết”.

Từ đầu năm 2021 đến nay, chính quyền các xã bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai tại huyện Phước Sơn đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, từng bước ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các khu tái định cư vẫn rất chậm. Có 97 hộ bị mất nhà cửa hoàn toàn nhưng chỉ có 43 ngôi nhà được dựng mới, chủ yếu sử dụng nguồn xã hội hóa và nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tài trợ. Ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn cho biết, địa phương còn 14 hộ vẫn ở nhà tạm, nắng thì trong nhà không khác ngoài sân mà mưa thì dột ướt, chỉ cần lốc mạnh là bay mái.

“Qua kiểm tra, chúng tôi thấy hiện đời sống nhân dân rất khổ cực, phải sống trong những căn lều tạm dựng bằng bạt rất là nóng nực, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh môi trường, không đảm bảo điều kiện sống. Hiện nay cuộc sống của bà con đang rất tạm bợ”, ông Thoại nói.

Bố trí nơi ở mới an toàn để bà con vùng sạt lở nhanh chóng ổn định cuộc sống trước mùa mưa bão được tỉnh Quảng Nam xác định là nhiệm vụ cấp bách. Sau chuyến khảo sát thực tế tại huyện Phước Sơn, ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng cơ chế, thủ tục đấu thầu xây dựng hiện nay khá rườm rà, tốn thời gian. Thêm vào đó, việc tái định cư cho người dân miền núi thêm phần khó khăn do thiếu đất để dựng nhà an toàn. Theo ông Lê Văn Dũng, tỉnh Quảng Nam đã đề nghị với Trung ương có cơ chế hợp lý để các địa phương đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả sau thiên tai.

“Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có cơ chế để cho tỉnh tự quyết, không nhất thiết phải đấu thầu ở những công trình bức xúc như thế này. Qua thực tế, tôi vẫn khẳng định rằng việc khắc phục vẫn rất chậm. Tôi nghĩ rằng cần phải đổ, đắp những nơi bị sạt lỡ nặng để đủ điều kiện cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa. Đề nghị các cấp, các ngành cần khẩn trương chỉ đạo để khắc phục trước những tuyến giao thông huyết mạch để cho bà con có điều kiện ổn định cuộc sống ở những khu vực này”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh.

Thiên tai năm 2020 gây thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng, tương đương gần một nửa tổng thu ngân sách của tỉnh Quảng Nam. Trong khi đó, Trung ương đã hỗ trợ 450 tỷ đồng để tái thiết sau thiên tai. Vướng các thủ tục đầu tư công, việc giải ngân nguồn vốn cấp bách này rất chậm chạp là nguyên chính đang được chính quyền và ngành chức năng của địa phương tìm cách tháo gỡ.

Với sự vào cuộc quyết liệt, đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Nam ưu tiên sử dụng nguồn vốn xã hội hóa đẩy nhanh các dự án tái định cư để sớm bàn giao nhà cho người dân vùng sạt lở núi an cư trước tháng 8 năm nay./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề phòng mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2
Đề phòng mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2

VOV.VN - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng cục bộ ở đồng bằng, đô thị.

Đề phòng mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2

Đề phòng mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2

VOV.VN - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng cục bộ ở đồng bằng, đô thị.

Cảnh báo mưa lớn ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh
Cảnh báo mưa lớn ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh

VOV.VN - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 nên trong ngày hôm nay (13/6), ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 120mm.

Cảnh báo mưa lớn ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh

Cảnh báo mưa lớn ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh

VOV.VN - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 nên trong ngày hôm nay (13/6), ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 120mm.

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to đến rất to
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to đến rất to

VOV.VN - Sáng nay, sau khi đi vào khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to đến rất to

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to đến rất to

VOV.VN - Sáng nay, sau khi đi vào khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.