“Người khuyết tật chỉ bất tiện chứ không bất hạnh”

VOV.VN - Sáng nay (12/5), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức chương trình Vì sự phát triển cộng đồng và phát động sáng kiến "Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam".

Tại buổi lễ, nhiều câu chuyện và tấm gương vượt lên số phận của những người khuyết tật kém may mắn được chia sẻ đầy xúc động.

Đơn cử như những chia sẻ của anh Phạm Việt Hoài, một người khuyết tật đã vượt lên chính mình, trở thành Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động là người khuyết tật khác. Những năm qua, anh Hoài luôn nỗ lực để đưa những sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm của người khuyết tật ra thị trường trong nước và quốc tế.

Các đại biểu thực hiện nối cây gậy trắng cho người mù Việt Nam.

“Tôi cho rằng người khuyết tật chỉ mang trên mình sự bất tiện chú không bất hạnh. Chúng tôi muốn xã hội thấy rằng chúng tôi không đáng thương, chúng tôi cũng có thể làm được những việc mà những người bình thường làm được và khao khát được cống hiến cho xã hội. Tôi cũng hy vọng rằng những người khuyết tật trên cả nước có thể vượt qua chính mình, vượt qua những mặc cảm. Chúng ta không nên có suy nghĩ người khuyết tật cần được bao bọc mà nên có những sự hỗ trợ để người khuyết tật tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng”, anh Hoài chia sẻ.

Đến tham dự và lắng nghe những chia sẻ của người khuyết tật, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng xúc động bày tỏ: “Qua những câu huyện này, tôi cảm nhận được vươn lên trong cuộc sống, nghị lực của các em các cháu vươn lên chiến thắng chính mình. Nghị lực ấy khiến tôi muốn làm tốt hơn, chia sẻ với những người yếu thế hơn mình”.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hiện nay Việt Nam đang thực hiện cam kết phát triển bền vững. Theo đó, cần thực hiện 3 trụ cột về phát triền bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau như Liên Hợp Quốc đã khẳng định.

Cụ thể, trụ cột thứ nhất là phát triển kinh tế gắn với xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế đã bao hàm các yếu tố xã hội mà động lực chính là sức mạnh của toàn dân để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Trụ cột thứ 2 là bình đẳng xã hội, chăm lo những người yếu thế, phụ nữ, trẻ em, những người khuyết  tật, thể  hiện sự bình đẳng. Trụ cột này rất cần sự tham gia của nhiều người kể cả các cá nhân và các tổ chức xã hội.

Trụ cột thứ 3 là nâng cao năng lực quản trị xã hội bao gồm năng lực thể chế, năng lực điều hành, năng lực hoạch định chính sách có sự tham gia của ngành kế hoạch  đầu tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau cần nhiều hơn nữa những giải pháp thiết thực và đặc biệt là cần nhiều tấm lòng nhân ái.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện nay cả nước có 24 triệu người thuộc nhóm yêu thế trong xã hội, trong đó có hơn 6 triệu người khuyết tật, riêng người mù và người khiến thị chiếm hơn 3 triệu người. Đây là những con số đáng suy nghĩ để có giải pháo đảm bảo sự phát triển boa trùm, bền vững giữa phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ những người khiếm thị có mặt tại chương trình tuy không nhìn thấy cuộc đời bằng đôi mắt nhưng bù lại  có thể cảm nhận bằng trái tim. Bộ trưởng hy vọng thông qua những hoạt động thiết thực như sáng kiến cây gậy trắng có thể giúp những người khiếm thị tiến về phía trước nhanh hơn, nắm bắt những cơ hội, được làm việc, cống hiến và giúp đỡ người khác trong xã hội.

“Tôi mong rằng trong lễ ra mắt là 10.000 cây gậy trắng, nhưng mai đây với sự chung tay của nhiều người, số lượng có thể tăng lên 1 triệu cây, hoặc nhiều hơn nữa đáp ứng yêu cầu của những người khuyết tật”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong thời gian tới sẽ tập trung lồng ghép việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật vào quá trình tham vấn, xây dựng chính sách để không ai bị bỏ lại phía sau. Xác định con người là trung tâm của sự phát triển.

Tại sự kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố sáng kiến 1 triệu cây gậy trắng cho người mù Việt Nam với thông điệp cả nước chung tay mang lại hạnh phúc cho người mù. Đối tượng hưởng thụ là 1 triệu người mù, khiếm thị có nhu cầu sử dụng gậy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nếu có BHYT giấc mơ hòa nhập của người khuyết tật sẽ không còn xa vời
Nếu có BHYT giấc mơ hòa nhập của người khuyết tật sẽ không còn xa vời

VOV.VN - Dụng cụ trợ giúp là điều kiện tiên quyết để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, song do nằm ngoài BHYT, những dụng cụ này là “ước mơ xa vời” với họ.

Nếu có BHYT giấc mơ hòa nhập của người khuyết tật sẽ không còn xa vời

Nếu có BHYT giấc mơ hòa nhập của người khuyết tật sẽ không còn xa vời

VOV.VN - Dụng cụ trợ giúp là điều kiện tiên quyết để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, song do nằm ngoài BHYT, những dụng cụ này là “ước mơ xa vời” với họ.

Người tự kỷ có được xem là người khuyết tật?
Người tự kỷ có được xem là người khuyết tật?

VOV.VN -Một số đại biểu băn khoăn “Có xem người tự kỷ là người khuyết tật? Hướng tiếp cận về mặt chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng này ra sao?”

Người tự kỷ có được xem là người khuyết tật?

Người tự kỷ có được xem là người khuyết tật?

VOV.VN -Một số đại biểu băn khoăn “Có xem người tự kỷ là người khuyết tật? Hướng tiếp cận về mặt chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng này ra sao?”

Doanh nghiệp ở Bình Dương mở “cánh cửa” việc làm cho người khuyết tật
Doanh nghiệp ở Bình Dương mở “cánh cửa” việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Để thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương đã tuyển dụng người khuyết tật vào làm với mức lương ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Doanh nghiệp ở Bình Dương mở “cánh cửa” việc làm cho người khuyết tật

Doanh nghiệp ở Bình Dương mở “cánh cửa” việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Để thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương đã tuyển dụng người khuyết tật vào làm với mức lương ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng.