Người lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại kiến nghị về tuổi nghỉ hưu

VOV.VN - Cần giảm tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, thấp hơn 5 tuổi so với quy định hiện hành. Đây là ý kiến của nhiều công nhân, người lao động nêu lên tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình với công nhân, lao động nhân dịp Tháng Công nhân năm 2023.

Hiện nay, theo Điều 169 của Bộ Luật lao động, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Tại buổi tiếp xúc, một số ý kiến công nhân cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu chưa phù hợp thực tế với các ngành nghề như: may mặc, da giày, hầm lò, công nhân cạo mũ cao su và một số ngành nghề khác...

Tuổi nghỉ hưu tăng, lúc sức khỏe của người lao động nặng nhọc không còn đảm bảo để hoàn thành công việc, dẫn đến dễ mất việc làm. Trước đây, người lao động nghỉ hưu sớm, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi chỉ bị trừ 1%, còn quy định hiện nay mỗi năm nghỉ hưu sớm bị trừ 2% và số năm đóng bảo hiểm xã hội lại tăng, rất thiệt thòi cho người lao động.

Chị Nguyễn Thu Hiền, công nhân tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình kiến nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi đối với những ngành nghề lao động nặng nhọc.

“Chúng tôi thiết nghĩ, không nên tăng độ tuổi nghỉ hưu để đảm bảo điều kiện sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho những lao động trực tiếp làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện tại, việc nâng độ tuổi nghỉ hưu một cách đồng đều đối với nhóm đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại là chưa phù hợp, làm cho công nhân lao động không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc. Vì vậy họ có thể nghỉ việc sớm hoặc nhận bảo hiểm 1 lần, như vậy rất ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của các lao động trực tiếp”, chị Nguyễn Thu Hiền nói.

Tại buổi tiếp xúc, một số ý kiến công nhân mong muốn Chính phủ xem xét, điều chỉnh phù hợp, đảm bảo cân đối cách tính lương hưu giữa các đối tượng nghỉ hưu trong các thời kỳ. Khi tính lương hưu cần tính thêm hệ số trượt giá, vì cách tính hiện nay là cộng toàn bộ lương trong quá trình tham gia bảo hiểm rồi chia bình quân.

Ví dụ, 20 năm trước người lao động đóng bảo hiểm ở mức lương 1,6 triệu đồng/tháng, đến năm 2022 mới đóng ở mức 4,5 triệu đồng/tháng, vậy đến khi nghỉ hưu phải tính bình quân cho cả những năm mới đi làm. Trong thời buổi trượt giá này, lương hưu như thế là rất thấp.

Bên cạnh đó, hiện nay, người lao động có thời gian công tác đủ 35 năm trở lên, khi nghỉ hưu sẽ có mức lương thấp hơn so với người lao động nghỉ trước năm 2018 do thay đổi cách tính lương hưu mới.

Ông Phan Văn Anh, công nhân Công ty Cổ phần Cảng Quảng Bình bày tỏ:“Vì đặc thù công việc, phải tiếp xúc với môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, nên nhiều trường hợp công nhân phải nghỉ hưu trước tuổi, trước thời hạn. Nhưng cứ thiếu 1 năm đều bị trừ đi 2% mức hưởng lương hưu, dẫn đến chế độ lương hưu ít ỏi mà họ được hưởng không đủ đảm bảo cho việc sinh hoạt đời sống sau khi nghỉ chế độ về hưu”.

Trả lời ý kiến cử tri, bà Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết, Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu và chuyển tải các kiến nghị, đề xuất của công nhân đến diễn đàn Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm và các vấn đề liên quan đời sống công nhân, người lao động

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình, các cơ quan chuyên môn làm rõ, giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm về chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách đặc thù của tỉnh nói riêng theo thẩm quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH trả lời kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH trả lời kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non

VOV.VN - Theo Bộ LĐ-TB-XH, các nghiên cứu, đánh giá nghề giáo viên mầm non chưa đủ các yếu tố, điều kiện lao động để xếp vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vậy nên nghề này chưa được nghỉ hưu sớm.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH trả lời kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH trả lời kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non

VOV.VN - Theo Bộ LĐ-TB-XH, các nghiên cứu, đánh giá nghề giáo viên mầm non chưa đủ các yếu tố, điều kiện lao động để xếp vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vậy nên nghề này chưa được nghỉ hưu sớm.

Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết

VOV.VN - Năm 2023, quy định về tuổi nghỉ hưu, lương hưu, mức đóng vào quỹ hưu trí với cán bộ, công chức, viên chức có một số thay đổi theo lộ trình.

Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết

Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết

VOV.VN - Năm 2023, quy định về tuổi nghỉ hưu, lương hưu, mức đóng vào quỹ hưu trí với cán bộ, công chức, viên chức có một số thay đổi theo lộ trình.

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quản lý
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quản lý

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quản lý

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.