Người lính già khóc bên di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Tiếng khóc của một người đã bước sang tuổi 87 - người hàng xóm cũng là cấp dưới của Đại tướng làm lay động bao trái tim.

Trong cơn mưa lất phất của buổi sớm mai, tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nhiều người bùi ngùi xúc động khi thấy một vị Đại tá bước vào nhà lưu niệm, ngước nhìn bức ảnh thờ, phía trên có dòng chữ: Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai ông tay ôm mặt khóc.

Tiếng khóc của một con người đã bước sang tuổi 87 làm lay động bao trái tim. Đó là tiếng lòng mà Đại tá Lê Thanh Châu, người hàng xóm và cũng là cấp dưới của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho vị Đại tướng tài năng, đức độ. Những câu chuyện kể trong nước mắt của ông về vị Tướng của nhân dân với niềm kính trọng và lòng tiếc thương vô hạn. 

Ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá

Dù nhỏ hơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp 17 tuổi, nhưng ông Lê Thanh Châu luôn trân trọng gọi Đại tướng bằng “Cụ”. Ông cho biết, ngày ông còn bé, chân nhảy lò cò đã nghe danh tiếng cụ Giáp thông minh học giỏi, tài trí hơn người. Năm ông lên mười, cụ Giáp hoạt động cách mạng ở nhiều nơi, tên tuổi lẫy lừng. Dân làng An Xá quê ông rất đỗi tự hào về người con ưu tú được sinh ra bên dòng sông Kiến Giang.

Năm 1947, ông Châu tận mắt chứng kiến giặc Pháp đốt nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bắt cụ ông Võ Quang Nghiêm, bố của Đại tướng; ức hiếp dân làng. Căm phẫn trước hành động ngang ngược của kẻ thù, tháng 7 năm đó, Lê Thanh Châu thoát ly lên chiến khu Ban Rợn, thuộc vùng Tây của huyện Lệ Thủy, bắt đầu con đường binh nghiệp với chiếc ba lô, đôi dép cao su.

Những năm tháng chiến đấu gian khổ ở nước bạn Lào, Sư đoàn 325 liên tục nhận được điện đàm từ người Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Lê Thanh Châu nhớ lại: “Khi chúng tôi giải phóng Thàkhẹt xong, đi xuống Hạ Lào thì khi đó Đại tướng chỉ huy trận Điện Biên Phủ. Đại tướng điện cho chúng tôi “đi không trở lại”, tức là đến ngày giải phóng. Đi quá Đường 9 thì không có hậu phương nữa, Đại tướng chỉ đạo cho chúng tôi tự lực bám dân đánh giặc để mở vùng giải phóng, xây dựng lực lượng”.

Tư tưởng “ dĩ  dân vi bảo”, tức lấy dân làm trọng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp truyền đạt trong quân đội trở thành thứ vũ khí lợi hại giúp bộ đội ta vượt qua bao gian nan thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Sau này, khi tham gia các chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, ông Lê Thanh Châu luôn ghi nhớ lời dặn dò của Tướng Giáp: “Từ khi nhỏ, Đại tướng đã giáo dục, đã đào tạo và dìu dắt tôi trưởng thành, nên tôi không bao giờ quên ơn Đại tướng. Nhớ những lời Đại tướng dạy: có dân là có tất cả, làm việc phải “dĩ công vi thượng”. Tất cả những việc đó thành sức mạnh của quân đội, thành sức mạnh của Bộ đội Cụ Hồ, mà đánh thắng mọi kẻ thù”.

Hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, mấy hôm nay ông Lê Thanh Châu mất ăn, mất ngủ. Thương nhớ người chỉ huy tài trí vẹn toàn, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, nên dù đi lại hết sức khó khăn, ông vẫn cố gắng chống gậy, chậm rãi từng bước chân để nhìn rõ chân dung Đại tướng, dù chỉ là di ảnh./.

Một số hình ảnh do phóng viên ghi lại:

Học sinh trường PTCS và THCS Chu Văn An cách Nhà lưu niện Đại tướng ở An Xá, Lệ Thủy hơn 50 km nhưng đã đến dâng hương tưởng nhớ người




Đại tá  Lê Thanh Châu, nguyên Phó chính ủy Bộ chỉ huy quân sự Bình Trị Thiên, 86 tuổi, ở làng An Xá, dù tuổi cao sức yếu cũng đến dâng hương tại nhà lưu niệm





Bà Võ Thị Nghĩa, 83 tuổi, ở làng An Xá khóc nức nở khi nghe tin Đại tướng mất
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ phim tài liệu hay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bộ phim tài liệu hay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bộ phim "Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ - Một đời người" được hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất năm 2001.

Bộ phim tài liệu hay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bộ phim tài liệu hay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bộ phim "Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ - Một đời người" được hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất năm 2001.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp- thiên tài của dân tộc
Đại tướng Võ Nguyên Giáp- thiên tài của dân tộc

VOV.VN -Ở thế kỷ 20, Đại tướng đã học và đúc kết được những tinh hoa của bậc tiền bối để chiến thắng trong 2 cuộc chiến 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp- thiên tài của dân tộc

Đại tướng Võ Nguyên Giáp- thiên tài của dân tộc

VOV.VN -Ở thế kỷ 20, Đại tướng đã học và đúc kết được những tinh hoa của bậc tiền bối để chiến thắng trong 2 cuộc chiến 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những cựu chiến binh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những cựu chiến binh

VOV.VN -Sự ra đi của Đại tướng là một nỗi mất mát vô cùng lớn lao đối với gần 90 triệu người dân cả nước.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những cựu chiến binh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những cựu chiến binh

VOV.VN -Sự ra đi của Đại tướng là một nỗi mất mát vô cùng lớn lao đối với gần 90 triệu người dân cả nước.

Nhân dân Tân Trào lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhân dân Tân Trào lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Tân Trào lập bàn thờ để nhân dân trên địa bàn và địa phương lân cận viếng Đại Tướng.

Nhân dân Tân Trào lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dân Tân Trào lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Tân Trào lập bàn thờ để nhân dân trên địa bàn và địa phương lân cận viếng Đại Tướng.