“Người rừng” Hồ Văn Thanh ăn Tết như thế nào?

Bên bếp lửa hồng, anh Hồ Văn Tri vui vẻ kể: “Tết này, là cái Tết đầu tiên gia đình đoàn tụ sau 40 năm cha, anh mình xa cách.

Đón cái Tết cổ truyền đầu tiên với cộng đồng sau hơn 40 năm ở rừng sâu trở về, hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ở xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi cảm nhận sự ấm áp trong tình thương yêu, đùm bọc của người thân và  xóm làng…

Giáp Tết, đường về Tây Trà hoa lau, hoa đót nở trắng xóa. Dòng sông Hà Riềng nước trong vắt lững lờ trôi. Trong ngôi nhà mới xây, ông Hồ Văn Thanh cùng người thân rộn ràng đón Tết.

Tết đoàn tụ

Bên bếp lửa hồng, anh Hồ Văn Tri vui vẻ kể: “Tết này, là cái Tết đầu tiên gia đình đoàn tụ sau 40 năm cha, anh mình xa cách. Nhà ở thì được hỗ trợ xây mới rồi! Mình đã nuôi con heo, chuẩn bị gạo nếp, lá dong gói bánh. Quần áo mới cho cha và anh Lang cũng đã mua rồi. Bây giờ, chuẩn bị nấu bánh để cúng thần nước, cúng thần linh trong nhà, ngoài sân mong phù hộ để gia đình được bình yên, lúa đầy bồ. Tết năm nay bà con sẽ đến thăm đông hơn, nên mình chuẩn bị nhiều hơn để còn đãi khách!”.  

Người làng đến chúc mừng cha con già Thanh trong ngôi nhà mới.

Với ông Thanh, 40 mùa rẫy ở trong rừng ông nào có biết Tết cổ truyền của dân tộc là gì. Bởi ngày ông bỏ làng vào sống trong rừng là thời còn chiến tranh. Đồng bào dân tộc Cor ở quê của ông lúc bấy giờ cũng chỉ đón Tết Xa-a-ní - mừng mùa lúa mới mà thôi.   

Hồi đó, khi mới vào rừng ở, ông Thanh còn nhớ tháng, nhớ năm. Lâu dần không tiếp xúc với cộng đồng nên ông cũng chẳng quan tâm đến ngày tháng nữa. Nhìn hoa đót nở trắng đồi là ông cùng con đi đốn cây, lấy đất, gieo hạt. Bông hoa gạo nở là ông làm cỏ. Rồi cha con ông đi bẫy thú rừng, lấy vỏ cây để đan áo, bứt lá dong khô cột tròn với mủ cây chày để làm chất đốt trong mùa mưa. Đến khi lúa trên rẫy chín vàng, cha con ông Thanh thu hoạch, phơi khô, đập dập lấy gạo.

Tuy sống biệt lập khá lâu trong rừng, nhưng một số tập tục như nghi lễ cúng mừng mùa lúa mới thì ông Thanh chẳng hề quên. “Trước khi ăn lúa mới, cha đã lấy một ít ngâm nước, rồi bỏ vào cây lồ ô, đốt chín, lột vỏ cháy lấy cơm. Sau đó, cha bỏ một ít cơm, một ít thịt rừng, rau rừng vào một cái rổ để cúng Giàng, cúng thần lúa đã phù hộ cho lúa được hạt, cho cái bụng được no” - anh Lang lí nhí với anh Tri trong những lần hai anh em tâm sự về cuộc sống ở rừng sâu.

Những đêm đón Tết Xa-a-ní  (Tết Ngã rạ) như thế, ông Thanh cứ ngồi tư lự bên ánh lửa mà chẳng nói năng gì. Con chim bìm bịp kêu báo nước lên rồi nước xuống bên sông Tang, rồi con gà rừng báo hiệu một ngày mới... ông cũng vẫn im lặng. Với anh Lang chỉ mơ hồ biết là những ngày đó anh được ăn ngon, no bụng hơn ngày thường, chứ nào biết Tết là gì. Có lần anh hỏi, cha anh chỉ nói cho qua chuyện: “Tết Xa-a-ní  đó mà!”.

Mong ước ngày xuân

Cầm chiếc áo mới may, anh Lang lắp bắp: “Nhiều cái Tết Xa-a-ní trong rừng sâu trời lạnh lắm, cha con mình chỉ mặc vỏ cây thôi!”. Nhưng có những đêm trời trở gió rồi mưa kéo dài, cái lạnh tê tái nên cả hai cha con anh không ngủ được. Rồi những mùa đông sau đó, cái nhà chòi ở trên cây cổ thụ được ông Thanh gác thêm những đòn tay làm bằng cây nứa dày hơn và ông hái lá “là ru” đem về lợp chòi thật dày để giữ ấm cho hai cha con, chống chọi với những mùa đông khắc nghiệt ở rừng sâu.

Có lần anh Tri đến thăm cha, thấy trong chòi ông Thanh treo hai chiếc áo được làm bằng sợi vỏ cây. Trên giàn bếp treo nhiều ống lồ ô đựng hạt ớt, bí và lúa. Sau ngày đông dài, mùa xuân ấm lại, hai cha con ông Thanh lặng lẽ phát rẫy, tỉa hạt. Rồi sau đó, lại làm bẫy đi bẫy thú rừng. Con thú bẫy được ông đem nướng ăn với rễ tranh. Nhưng phần nhiều ông Thanh đem treo dưới giàn hun khói làm thức ăn cho những ngày mưa. Một góc của chòi trên cây, ông Thanh luôn để bó lá dong khô, nhựa cây chày và hai viên đá dùng để đánh lửa. Còn cuốc, xẻng, rựa, rìu, xoong nồi ông đều để ở dưới gốc cây.

Ở rừng quá lâu, bây giờ trở về với cộng đồng, ông Thanh và anh Lang hay nhớ rừng, nhớ mùa lúa rẫy chín vàng chưa kịp thu hái, nhớ con suối, mái nhà trên cây cổ thụ... Ở đó đêm đêm hai cha con nằm nghe mưa rơi, nghe tiếng con mang tác trên đồi. Trở về với cộng đồng có  lần, anh Lang lí nhí nói: “Chưa thu hoạch lúa, sợ thú rừng ăn hết, thì không có cúng thần, không có cái ăn!”.

Nghe anh Lang nói, vợ chồng anh Tri vội lên chỗ rẫy cũ của cha tuốt được một bao lúa mang về. Anh Tri bảo: “Cha sống ở rừng đã lâu, nay về với gia đình, nên mình không muốn để cha và anh buồn”. Hằng ngày ông Thanh vẫn  quanh quẩn bên bếp lửa, hay ngồi ở một góc nhà, thỉnh thoảng đốt thuốc, xem tivi. Bà con xóm làng thường đến thăm hỏi. Người hỏi chuyện, người mời đi ăn cúng. Ban đầu, ông Thanh chỉ ậm ừ và chẳng bao giờ ngước nhìn mỗi khi bà con nói chuyện. Nhưng, càng về sau, bà con thường xuyên ghé thăm, chuyện trò, ông Thanh và anh Lang đã mỉm cười thân thiện. Tuy vậy, khi Tết đến gần, bà con kháo chuyện, ông Thanh lại đứng nhìn về phía núi... Còn anh Lang trở về với cộng đồng đã biết vác cây làm nhà, biết trồng rừng. “Lang thích nghe nhạc và đã hát theo trai làng từng từ một, vui lắm!”, anh Hồ Văn Lập - Chủ tịch UBND xã Trà Phong nói.   

Tháng trước dân làng cúng mừng mùa lúa mới, cúng sum vầy gia đình, hát hò bên bếp lửa bập bùng, anh Lang cũng tham gia với bà con. Dịp giáp Tết nghe bà con kháo chuyện ngày Tết cổ truyền, anh hỏi Tết là gì. Nhiều người  giảng giải cho anh rằng, Tết đến là mặc áo mới, làm cỗ cúng Giàng, bữa ăn có thịt rượu, bà con đến chúc mừng nhau... Càng nghe, anh Lang càng hồ hởi chờ Tết đến. Nhiều người hiểu càng thương cho anh, thương cho ông Thanh trong những ngày sống tách biệt với cộng đồng.

Vợ chồng anh Tri tết này khá bận rộn nhưng vui hơn. Anh Tri nói: “Mình đã sắp sẵn một “kế hoạch” rồi. Tết này, mình đưa cha và anh Lang đi thăm bà con, đến nhà già làng để uống rượu phép, động viên anh Lang tham gia các trò chơi đẩy gậy, bắn nỏ, đấu chiêng... để cho anh Lang hiểu được nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình mà nhanh chóng hòa nhập hơn với bà con và cộng đồng.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lan man chuyện “người rừng”
Lan man chuyện “người rừng”

VOV.VN -Chuyện họ muốn trở lại rừng, tôi nghĩ đơn giản là núi rừng đã nuôi sống và che chở họ, vì thế đâu dễ quên.

Lan man chuyện “người rừng”

Lan man chuyện “người rừng”

VOV.VN -Chuyện họ muốn trở lại rừng, tôi nghĩ đơn giản là núi rừng đã nuôi sống và che chở họ, vì thế đâu dễ quên.

“Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?
“Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

VOV.VN -  Nhà báo phỏng vấn phải trả 500 ngàn đến 1 triệu đồng!

“Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

“Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

VOV.VN -  Nhà báo phỏng vấn phải trả 500 ngàn đến 1 triệu đồng!

"Người rừng" Hồ Văn Lang luôn quấn quýt bên cha
"Người rừng" Hồ Văn Lang luôn quấn quýt bên cha

Dù về nhà hay đi chơi với ai thì cũng cứ cách 2-3 giờ là Lang đòi dẫn vào gặp cha mình.

"Người rừng" Hồ Văn Lang luôn quấn quýt bên cha

"Người rừng" Hồ Văn Lang luôn quấn quýt bên cha

Dù về nhà hay đi chơi với ai thì cũng cứ cách 2-3 giờ là Lang đòi dẫn vào gặp cha mình.

100 triệu đồng xây nhà cho 2 cha con "người rừng"
100 triệu đồng xây nhà cho 2 cha con "người rừng"

VOV.VN - Ngôi nhà mới của cha con ông Hồ Văn Thanh dự kiến hoàn thành trong tháng 9 tới.

100 triệu đồng xây nhà cho 2 cha con "người rừng"

100 triệu đồng xây nhà cho 2 cha con "người rừng"

VOV.VN - Ngôi nhà mới của cha con ông Hồ Văn Thanh dự kiến hoàn thành trong tháng 9 tới.

Chuyển “người rừng” xuống bệnh viện tỉnh để điều trị
Chuyển “người rừng” xuống bệnh viện tỉnh để điều trị

Gần 10 ngày trở về sau hơn 40 năm sinh sống giữa rừng già, ông Thanh sức khỏe suy kiệt, phải nằm viện liên tục để điều trị.

Chuyển “người rừng” xuống bệnh viện tỉnh để điều trị

Chuyển “người rừng” xuống bệnh viện tỉnh để điều trị

Gần 10 ngày trở về sau hơn 40 năm sinh sống giữa rừng già, ông Thanh sức khỏe suy kiệt, phải nằm viện liên tục để điều trị.

Cha con “người rừng” được nhóm nhà báo trẻ tặng trâu
Cha con “người rừng” được nhóm nhà báo trẻ tặng trâu

VOV.VN -Khi nhận món quà này, cha con “người rừng” tỏ ra rất vui, đặc biệt là anh Lang rất thích thú khi thấy con trâu.

Cha con “người rừng” được nhóm nhà báo trẻ tặng trâu

Cha con “người rừng” được nhóm nhà báo trẻ tặng trâu

VOV.VN -Khi nhận món quà này, cha con “người rừng” tỏ ra rất vui, đặc biệt là anh Lang rất thích thú khi thấy con trâu.