Nhà đầu tư hiến kế xây dựng “Đô thị tôm” tại Cà Mau

VOV.VN - Trong buổi làm việc của UBND tỉnh Cà Mau với một số tập đoàn kinh tế mới đây, nhà đầu tư đã bày tỏ sự quan tâm đến dư địa phát triển thế mạnh thủy hải sản của tỉnh Cà Mau.

Có những nhà đầu tư hiến kế và đang có kế hoạch xây dựng “Đô thị tôm”, “Thành phố hải sản” tại vùng đất “Cuối trời tổ quốc” – Cà Mau.

Bờ biển dài nhất nước và những lợi thế

Về điều kiện tự nhiên, tỉnh Cà Mau chỉ thiếu núi đồi để trở thành “Việt Nam thu nhỏ”. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau có đường bờ biển dài nhất nước, với khoảng 254 km. Lợi thế này giúp tỉnh Cà Mau thuận lợi phát triển ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Trong đó, diện tích hàng chục ngàn ha tôm – rừng ven biển đã giúp thương hiệu “tôm sú sinh thái” của tỉnh Cà Mau không chỉ được cả nước biết đến mà đã có mặt ở hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Với khoảng 280 ngàn ha đất nuôi tôm, sản lượng hàng năm gần 200.000 tấn, tỉnh Cà Mau cũng đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi.

Dải rừng phòng hộ bạt ngàn ven biển của tỉnh Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Người dân địa phương đã và đang tận dụng lợi thế của sản vật dưới tán rừng để vươn lên, nhất là, trong lĩnh vực du lịch. Tỉnh Cà Mau còn có 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc cũng khá thuận lợi để có thể phát triển du lịch. Đặc biệt, có những vị trí đảo thích hợp để xây dựng cảng biển nước sâu. Đường bờ biển trải dài của tỉnh cũng được xem là “thiên đường” của năng lượng điện gió và đã có 14 dự án điện gió được phê duyệt.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã quan tâm đầu tư, khai thác những lợi thế này. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, ở mức độ khiêm tốn và chưa xứng tầm. Hiện chỉ có 3 dự án điện gió trên địa bàn tỉnh đã khởi công. So với Bạc Liêu, tỉnh chỉ có 56km đường bờ biển thì dự án triển khai chưa bằng một nửa. Đặc biệt, điện gió Bạc Liêu đã và đang đóng góp vào ngân sách địa phương. Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư tỉnh ủy Cà Mau khi còn làm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau từng bày tỏ băn khoăn trong một hội nghị rằng, Bạc Liêu liên tục khởi công các dự án điện gió, còn địa phương chỉ có vài cái mà cũng có chuyện này chuyện kia. Vấn đề này, các sở ngành phải tự hỏi, tại sao lại như vậy?

Ngay cả trong lợi thế lớn nhất là nuôi trồng thủy sản, địa phương cũng còn những hạn chế. Trong buổi làm việc với một số tập đoàn kinh tế để kêu gọi đầu tư vào Cà Mau mới gần đây, ông Lê Quân, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ rõ: "Thủy sản là tiềm năng lớn nhất của tỉnh, hiện xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Lĩnh vực này đang giải quyết được việc làm và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nuôi công nghiệp và siêu thâm canh thì đang rải rác. Do đó, vấn đề tăng năng suất, sản lượng thì gặp áp lực về môi trường và phải tái cấu trúc lại mới được".

Sẽ xây “Đô thị tôm”, “Thành phố hải sản”

Để khắc phục những khiếm khuyết, tạo đà phát triển, tỉnh Cà Mau đang kêu gọi đầu tư 8 dự án để phát triển ngành tôm. Trong buổi làm việc, tập đoàn Nam Miền Trung đã bày tỏ sự quan tâm đến dự án Khu Kinh tế Năm Căn (huyện Năm Căn) với đề xuất xây dựng 1 “Đô thị tôm” tại khu vực này. Còn Tập đoàn Tuần Châu định hướng sẽ xây dựng một “Thành phố hải sản” tại thị trấn miền biển lớn nhất vùng ĐBSCL – Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

Ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tuần Châu Group cho rằng, để khắc phục những tồn tại trong khai thác thủy sản như giá cả bấp bênh; giá trị hải sản thấp; việc ngư dân tự ti với nghề; ngư dân bỏ nghề... Theo xu hướng, cần đầu tư để nâng tầm nghề khai thác là thế mạnh của nước ta. Cửa biển Sông Đốc của tỉnh Cà Mau phù hợp để xây dựng “Thành phố hải sản” mà các nước phát triển trên thế giới đã làm. “Thành phố hải sản” sẽ bao gồm: Khu đấu giá hải sản; khu dịch vụ hậu cần; khu bất động sản mà ngư dân chính là chủ, khi tàu đánh bắt về thì đậu ngay trước cửa nhà mình; Khu vui chơi, giải trí phục vụ cho ngư phủ;...

Ông Đào Hồng Tuyển nêu rõ thêm: "Trước mắt sẽ phối hợp với tập đoàn Nam Miền Trung đầu tư ngay 1 “Thành phố hải sản”. Đặc biệt, ở đây khi bà con đánh bắt về thì có nơi bán đấu giá, không bị ép giá. Có khu xử lý nước thải, rồi khu quản lý hành chính của cơ quan chức năng liên quan như cảng vụ, công an, biên phòng".

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch HĐQT Nam Miền Trung Group cho biết, để xây dựng“Đô thị tôm”, “Thành phố hải sản”  nhà đầu tư cần khoảng 3.000 ha đất. “Đô thị tôm” sẽ  có cảng biển và các dự án để đáp ứng nhu cầu tổ chức lại nghề nuôi tôm nhằm khắc phục thực trạng manh mún, nhỏ lẻ, sản lượng thấp, chất lượng không cao. Nếu tỉnh Cà Mau quyết tâm lấy ngành tôm là mũi nhọn thì phải hết sức quyết liệt trong việc tổ chức lại sản xuất mới có thể tạo đột biến.

Cần sự đồng bộ, cởi mở

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, tất cả 64 tỉnh thành trên cả nước đều đang nỗ lực kêu gọi đầu tư và sự khác biệt đến từ cơ chế. Trong những dự án Nam Miền Trung Group tham gia, có tỉnh tạo điều kiện thực hiện thủ tục pháp lý vào ban đêm và ông mong muốn tỉnh Cà Mau cũng sẽ tạo động lực cho nhà đầu tư bằng những cơ chế thoáng như vậy.

"Cà Mau muốn thu hút và để các nhà đầu tư tiếp cận với tỉnh thì cần cởi mở trong cơ chế, giải quyết thủ tục pháp lý nhanh chóng. Ra trung ương liên quan nhiều ban ngành, rất nhiều việc nhưng về địa phương làm sao thuận lợi, gần nhau, chạy qua chạy lại cái là xong" - ông Nguyễn Hoàng Anh bày tỏ.

Về vấn đề Chủ tịch HĐQT Nam Miền Trung Group nêu trên đối với tỉnh Cà Mau còn có những băn khoăn nhất định. Trong Hội nghị kiểm điểm phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 của tỉnh Cà Mau được tổ chức vừa qua, ông Lê Quân, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã “điểm mặt, chỉ tên” một số cơ quan ban ngành còn chậm trong giải quyết thủ tục hành chính.

Ông Quân nêu rõ, đã đi kiểm tra thực tế và phát hiện có tình trạng “Muốn nhanh thuê thiết kế của tôi nhanh hơn. Muốn đánh giá tác động môi trường thuê tôi, nhanh hơn”. Thực tế diễn ra cho thấy, một hồ sơ để trình đến Chủ tịch UBND tỉnh ký rất gian nan. Các nhà đầu tư đã phản ánh gặp khó khăn và sợ gặp các sở, ngành nhiều. Vấn đề không phải là sách nhiễu nhưng cách làm việc, phối hợp cứ như kiểu “không phải việc của tôi”, tinh thần làm việc theo kiểu “giải quyết cho xong việc chứ không phải được việc”.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, thời gian tới tỉnh Cà Mau sẽ cho triển khai đánh giá lãnh đạo các sở, ngành và Văn phòng UBND tỉnh bằng phiếu kín để kịp thời chấn chỉnh. Ngoài ra, nếu phát hiện cán bộ, công chức sai phạm, chậm trễ trong giải quyết các thủ tục hành chính sẽ xử lý nghiêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch
Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Làm giàu từ trồng măng tre trên đất mặn ở Cà Mau
Làm giàu từ trồng măng tre trên đất mặn ở Cà Mau

VOV.VN - Nhờ cần cù và tích lũy kinh nghiệm canh tác ở vùng đất nhiễm mặn, với diện tích chưa đến 3.000 m2, gia đình "lão nông" Nguyễn Trung Đức ở Cà Mau có nguồn thu vài chục triệu mỗi mùa măng.

Làm giàu từ trồng măng tre trên đất mặn ở Cà Mau

Làm giàu từ trồng măng tre trên đất mặn ở Cà Mau

VOV.VN - Nhờ cần cù và tích lũy kinh nghiệm canh tác ở vùng đất nhiễm mặn, với diện tích chưa đến 3.000 m2, gia đình "lão nông" Nguyễn Trung Đức ở Cà Mau có nguồn thu vài chục triệu mỗi mùa măng.

Xác định nguyên nhân cua Cà Mau chết hàng loạt
Xác định nguyên nhân cua Cà Mau chết hàng loạt

VOV.VN - Cua chết có biểu hiện chung là vỏ mềm, thịt ốp và có ký sinh trùng bám. Một số cua sau khi bắt lên để vài giờ thì chết, cua bị ốp, ít thịt, ở yếm có màu đen hoặc hồng, khi tách mai cua, gạch màu trắng sữa bất thường.

Xác định nguyên nhân cua Cà Mau chết hàng loạt

Xác định nguyên nhân cua Cà Mau chết hàng loạt

VOV.VN - Cua chết có biểu hiện chung là vỏ mềm, thịt ốp và có ký sinh trùng bám. Một số cua sau khi bắt lên để vài giờ thì chết, cua bị ốp, ít thịt, ở yếm có màu đen hoặc hồng, khi tách mai cua, gạch màu trắng sữa bất thường.

Ngư dân Cà Mau vươn khơi đầu năm với hy vọng giá cả ổn định
Ngư dân Cà Mau vươn khơi đầu năm với hy vọng giá cả ổn định

VOV.VN - Những ngày này cá cơm khô đang có giá trung bình khoảng 100.000 đồng/kg, giúp bà con có lời tương đối cao.

Ngư dân Cà Mau vươn khơi đầu năm với hy vọng giá cả ổn định

Ngư dân Cà Mau vươn khơi đầu năm với hy vọng giá cả ổn định

VOV.VN - Những ngày này cá cơm khô đang có giá trung bình khoảng 100.000 đồng/kg, giúp bà con có lời tương đối cao.