Nghiên cứu hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất chính sách trước mắt và lâu dài để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 3794/VPCP-KGVX ngày 26/5/2023 gửi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xử lý thông tin báo nêu về lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.

Cụ thể, Báo VTV News ngày 20/5/2023 có thông tin về “Hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng - Bên cạnh những giải pháp tình thế, những chính sách dài hạn là rất cần thiết trong việc hỗ trợ người lao động”.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất chính sách trước mắt và lâu dài để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.

Theo thông tin báo chí đăng tải, từ tháng 9/2022 cho đến tháng 3/2023, số liệu thống kê cho thấy đã có 560.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm đơn hàng. Trong đó có đến 55.000 lao động ra khỏi khu vực lao động (chấm dứt hợp đồng).

Để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động một cách bền vững, lâu dài theo bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như giãn nợ thuế, ưu đãi thuế... Bên cạnh đó là các chính sách về tín dụng cho doanh nghiệp cũng như người lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào nỗ lực giải quyết việc làm cho lao động
Lào nỗ lực giải quyết việc làm cho lao động

VOV.VN - Suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao khiến nhiều lao động ở Lào không có việc làm. Hiện Chính phủ nước này đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp nhằm sớm phục hồi sản xuất.

Lào nỗ lực giải quyết việc làm cho lao động

Lào nỗ lực giải quyết việc làm cho lao động

VOV.VN - Suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao khiến nhiều lao động ở Lào không có việc làm. Hiện Chính phủ nước này đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp nhằm sớm phục hồi sản xuất.

Kinh tế khó khăn, người lao động tại Quảng Ngãi ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần
Kinh tế khó khăn, người lao động tại Quảng Ngãi ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

VOV.VN - Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm nay, tại tỉnh Quảng Ngãi, gần 3.800 người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù Bảo hiểm Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động hiểu rõ sự thiệt thòi khi rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng nhiều người vẫn rút bảo hiểm xã hội để giải quyết khó khăn trước mắt.

Kinh tế khó khăn, người lao động tại Quảng Ngãi ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Kinh tế khó khăn, người lao động tại Quảng Ngãi ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

VOV.VN - Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm nay, tại tỉnh Quảng Ngãi, gần 3.800 người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù Bảo hiểm Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động hiểu rõ sự thiệt thòi khi rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng nhiều người vẫn rút bảo hiểm xã hội để giải quyết khó khăn trước mắt.

Bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp: “Điểm tựa” vững chắc cho NLĐ lúc rủi ro
Bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp: “Điểm tựa” vững chắc cho NLĐ lúc rủi ro

VOV.VN - Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH, nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động (NLĐ) khi NLĐ bị TNLĐ-BNN. Với ý nghĩa thiết thực đó, chính sách này đã tạo “điểm tựa” vững chắc, giúp rất nhiều NLĐ vượt qua khó khăn.

Bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp: “Điểm tựa” vững chắc cho NLĐ lúc rủi ro

Bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp: “Điểm tựa” vững chắc cho NLĐ lúc rủi ro

VOV.VN - Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH, nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động (NLĐ) khi NLĐ bị TNLĐ-BNN. Với ý nghĩa thiết thực đó, chính sách này đã tạo “điểm tựa” vững chắc, giúp rất nhiều NLĐ vượt qua khó khăn.