Nhà thầu thi công dự án trọng điểm nghìn tỷ có dấu hiệu huỷ hoại rừng và đất rừng

VOV.VN - Hạt kiểm lâm liên huyện Buôn Ma Thuột- Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa báo cáo một nhà thầu thi công có dấu hiệu huỷ hoại rừng và đất rừng để lấy đất phục vụ thi công dự án giao thông trọng điểm nghìn tỷ Đại lộ Đông Tây thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo Hạt kiểm lâm Buôn Ma Thuột- Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11/10/2021, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản số 9845/UBND-NNMT cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 515 khai thác đất là vật liệu san lấp phục vụ công trình Đại lộ Đông Tây với diện tích 0,93 ha. Vị trí được khai thác thuộc lô 18, 23, khoảnh 8 tiểu khu 911- xã Hòa Thắng, hiện trạng chủ yếu là đất trống. Diện tích đất này của hộ gia đình ông Y Paih Knul được UBND TP Buôn Ma Thuột khoán bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ.

Tuy nhiên, qua kiểm tra của các cơ quan chức năng gồm Phòng TNMT, Ban QLDA, Hạt kiểm lâm thành phố Buôn Ma Thuột và UBND xã Hoà Thắng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 515 đã múc đất ngoài ranh giới cho phép tại văn bản 9845 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Vị trí múc ngoài ranh được xác định tại lô 4, khoảnh 7, tiểu khu 911 của nhóm hộ gia đình ông Y Na Buôn Krông và Y Paih Knul, được khoán quản lý bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng và đất rừng ngoài ranh bị múc được xác định là khoảng 1,1ha, trong đó có 0,67ha có rừng, còn lại là đất trống.

Hiện trạng thời điểm các cơ quan chức năng kiểm tra, đất rừng đã bị múc không còn cây rừng, chỉ còn lại một số rễ cây. Vụ việc đã được báo cáo lên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan liên quan để chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, như VOV đã nhiều lần thông tin về dự án trọng điểm nghìn tỷ Đại lộ Đông Tây Buôn Ma Thuột chậm tiến độ, đội vốn và có nhiều bất cập. Dự án này triển khai năm 2015 với tổng mức đầu tư ban đầu là 998 tỷ đồng, chiều dài 6,9km, dự kiến hoàn thành năm 2018. Do bị chậm tiến độ, dự án đã phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 1.200 tỷ đồng.

Tuyến đại lộ này có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông đô thị Buôn Ma Thuột, đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách, góp phần hình thành khu đô thị mới phía Đông- Nam của thành phố. Đồng thời, khai thác tốt tiềm năng đất đai vùng dự án, tạo mỹ quan đô thị, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội thành phố. Thế nhưng, sau hơn 7 năm triển khai, dự án vẫn dang dở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hủy hoại hơn 16.000 m2 rừng để mở đường vào khai thác vàng trái phép
Hủy hoại hơn 16.000 m2 rừng để mở đường vào khai thác vàng trái phép

VOV.VN - Để thực hiện hành vi khai thác vàng trái phép, Hòa đào phá rừng để tạo thành con đường vào khai thác vàng trái phép

Hủy hoại hơn 16.000 m2 rừng để mở đường vào khai thác vàng trái phép

Hủy hoại hơn 16.000 m2 rừng để mở đường vào khai thác vàng trái phép

VOV.VN - Để thực hiện hành vi khai thác vàng trái phép, Hòa đào phá rừng để tạo thành con đường vào khai thác vàng trái phép

Tiếp tục khởi tố vụ án “huỷ hoại rừng” tại huyện Chư Sê, Gia Lai
Tiếp tục khởi tố vụ án “huỷ hoại rừng” tại huyện Chư Sê, Gia Lai

VOV.VN - Ngày 25/7, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” tại tiểu khu 1064, lâm phần UBND xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai quản lý.

Tiếp tục khởi tố vụ án “huỷ hoại rừng” tại huyện Chư Sê, Gia Lai

Tiếp tục khởi tố vụ án “huỷ hoại rừng” tại huyện Chư Sê, Gia Lai

VOV.VN - Ngày 25/7, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” tại tiểu khu 1064, lâm phần UBND xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai quản lý.

Điều tra vụ huỷ hoại 4.000 cây giống phục vụ trồng rừng ở Gia Lai
Điều tra vụ huỷ hoại 4.000 cây giống phục vụ trồng rừng ở Gia Lai

VOV.VN - Các lực lượng chức năng của huyện Chư Prông, Gia Lai đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ phá hoại 4.000 cây bạch đàn đỏ giống để phục vụ trồng rừng tại Ia Meur. 

Điều tra vụ huỷ hoại 4.000 cây giống phục vụ trồng rừng ở Gia Lai

Điều tra vụ huỷ hoại 4.000 cây giống phục vụ trồng rừng ở Gia Lai

VOV.VN - Các lực lượng chức năng của huyện Chư Prông, Gia Lai đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ phá hoại 4.000 cây bạch đàn đỏ giống để phục vụ trồng rừng tại Ia Meur.