Nhận bò thêm lo?

VOV.VN - Các hộ dân nhận bò giống hỗ trợ cho rằng, giá trị của con bò không tương xứng với số tiền nhà nước hỗ trợ và lại phải thêm 5 triệu đồng tiền đối ứng mới được dắt bò về.

Những ngày qua sau khi được nhận bò giống sinh sản về nuôi, nhiều gia đình nghèo ở bản Cộng, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên thay vì hân hoan lại vô cùng băn khoăn, lo lắng. Lý do là bởi ngoài số tiền 5 triệu đồng phải bỏ thêm để đối ứng cho nhà cung cấp mới được nhận, thì chất lượng bò khi mang về lại không được như ý muốn.

Là 1 trong số 27 hộ nghèo và cận nghèo của bản Cộng, xã Chiềng Đông huyện Tuần Giáo mới được nhận bò sinh sản về nuôi, nhưng nhiều ngày nay, gia đình ông Lò Văn Đôi vô cùng lo lắng vì bò bỏ ăn lại đi ngoài kéo dài. Nhìn con bò gầy trơ xương khiến cả nhà ông Đôi sốt ruột như lửa đốt: "Chúng tôi dắt bò về nhà chúng tôi đã thấy nó không được khỏe mấy. Bò không ăn, dắt về đến nhà nó đã đi ngoài, phân lỏng. Giờ chúng tôi thấy lo lắng lắm, không biết làm thế nào, con bò này nó có thoát khỏi bệnh không".

Cùng tâm trạng lo lắng như nhà ông Đôi, ông Lò Văn Thái chia sẻ: "Chúng tôi lo lắm, bò gầy quá, nhưng gầy quá mà vẫn ăn thì còn nuôi được, nó lớn nó béo lên. Bây giờ mang về bò không ăn, không uống gì, bị tiêu chảy. Không biết làm thế nào, nó không ăn không uống sợ nó sẽ chết".

Các hộ dân ở bản Cộng cho rằng, giá trị của con bò vừa được nhận không tương xứng với số tiền nhà nước hỗ trợ và lại phải thêm 5 triệu đồng tiền đối ứng mới được dắt bò về. Anh Lò Văn Thươi, hộ nghèo nhất bản Cộng cho biết, con bò của gia đình vừa nhận được định giá trên 15 triệu đồng, gia đình đã phải đi vay lãi thêm 5 triệu đồng để được nhận bò về nuôi: "Số tiền 5 triệu đấy nhà tôi có sẵn đâu mà phải đi vay mượn tiền nóng, tiền lãi 10%, 5 triệu, mỗi tháng phải trả 500.000 đồng tiền lãi".

Ông Tòng Văn Xoan, Phó trưởng bản Cộng, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo cho rằng, so với thu nhập của các hộ nghèo trong bản, giá bò giống có hơi cao, nếu chỉ 13-14 triệu đồng một con thì người dân nhất trí, nhưng số bò giao đều có giá từ 17-18 triệu, người dân phải đối ứng thêm tiền nên không đồng tình: "Người dân phản ứng chỗ tiền ứng 5 triệu đồng. Họ phải có 5 triệu đối ứng thì bên xuất bò mới cho mang về nhà. So với dân bản thì cũng toàn hộ nghèo, giá như vậy thì cũng hơi cao, toàn 17-18 triệu hết, con nhỏ cũng hơn 16,9 triệu đồng".

Bà Phạm Thị Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết, theo Quyết định số 765 của Ủy ban Nhân dân huyện Tuần Giáo, bò hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo ở bản Cộng là giống bò cái giống địa phương, có trọng lượng khoảng 120kg/con, với tổng vốn trên 361 triệu đồng từ nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020. Theo đó định mức hỗ trợ hộ nghèo không vượt quá 12 triệu đồng, hộ cận nghèo không vượt quá 10 triệu đồng.

Về chất lượng của con giống, bà Phạm Thị Tuyên nói: "Hầu hết con giống bà con mua đều là bò địa phương, giống ở trên địa bàn của tỉnh và huyện, thậm chí là tại xã, vì có xã mua con giống tại địa bàn xã luôn, tức là con giống trên địa bàn. Theo quy định mới, kiểm định chất lượng con giống là không phải kiểm dịch".

Trao đổi về nội dung này, ông Mùa Va Hồ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tuần Giáo cho biết, quyết định số 765 của huyện Tuần Giáo phê duyệt dự án “Nuôi bò cái giống bò vàng địa phương cho xã Chiềng Đông” là Tiểu dự án 2 thuộc chương trình 135 - “Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo”. Huyện Tuần Giáo triển khai chương trình này tới 18 xã với hơn 800 hộ được hưởng thụ. Dự án sẽ do Ủy ban Nhân dân các xã làm chủ đầu tư. Đối với sự việc trao bò tại bản Cộng xã Chiềng Đông mà báo chí phản ánh về việc người dân phải vay lãi ngoài để đối ứng, huyện sẽ khẩn trương cho kiểm tra lại.

"Tiền của hộ cận nghèo là 8 triệu và hộ nghèo là 12 triệu, tương ứng với nó là được một con bò nhỡ. Chúng tôi khuyến khích người dân đối ứng một phần, còn quy định người dân phải đối ứng là không có, nhưng chúng tôi khuyến khích người dân đối ứng. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại vì theo quy định, Ngân hàng chính sách sẽ cho vay nếu mà người dân không vay từ ngân hàng chính sách mà lại tự đi vay ở ngoài là trách nhiệm của người dân", ông Mùa Va Hồ nhấn mạnh. 

Vì sao người dân nghèo ở bản Cộng, xã Chiềng Đông lại đi vay lãi ngoài để trả tiền đối ứng nhận bò trong khi chủ trương là khuyến khích đối ứng theo nguồn vay của ngân hàng chính sách? Chất lượng bò giống trao đến tay người dân có thực sự đảm bảo? Đây là những câu hỏi mà các cấp ngành của huyện Tuần Giáo và tỉnh Điện Biên cần sớm làm rõ để tránh những bức xúc trong nhân dân, để chương trình thực sự phát huy hiệu quả theo đúng nghĩa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng xây trạm cá giống nhưng bị bỏ hoang 9 năm
Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng xây trạm cá giống nhưng bị bỏ hoang 9 năm

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng xây dựng một Trạm giống nông nghiệp, mục đích chính là để sản xuất cá giống nhưng công trình đã bị bỏ hoang.

Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng xây trạm cá giống nhưng bị bỏ hoang 9 năm

Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng xây trạm cá giống nhưng bị bỏ hoang 9 năm

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng xây dựng một Trạm giống nông nghiệp, mục đích chính là để sản xuất cá giống nhưng công trình đã bị bỏ hoang.

Nhóm thiện nguyện Hà Nội tặng 6 bò giống cho người nghèo ở Điện Biên
Nhóm thiện nguyện Hà Nội tặng 6 bò giống cho người nghèo ở Điện Biên

VOV.VN - 6 con bò giống sinh sản có tổng trị giá gần 200 triệu đồng đã được trao tận tay đến 6 hộ nghèo của 2 bản.

Nhóm thiện nguyện Hà Nội tặng 6 bò giống cho người nghèo ở Điện Biên

Nhóm thiện nguyện Hà Nội tặng 6 bò giống cho người nghèo ở Điện Biên

VOV.VN - 6 con bò giống sinh sản có tổng trị giá gần 200 triệu đồng đã được trao tận tay đến 6 hộ nghèo của 2 bản.

Gần 1.800 hộ nghèo vùng biên giới Điện Biên được hỗ trợ làm nhà ở
Gần 1.800 hộ nghèo vùng biên giới Điện Biên được hỗ trợ làm nhà ở

VOV.VN - Sáng nay 23/9, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Công an và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết kế hoạch số 1484 về triển khai thực hiện chủ trương hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo huyện Nậm Pồ.

Gần 1.800 hộ nghèo vùng biên giới Điện Biên được hỗ trợ làm nhà ở

Gần 1.800 hộ nghèo vùng biên giới Điện Biên được hỗ trợ làm nhà ở

VOV.VN - Sáng nay 23/9, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Công an và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết kế hoạch số 1484 về triển khai thực hiện chủ trương hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo huyện Nậm Pồ.