Nhiều địa phương chủ động, quyết tâm tháo "nút thắt" nguồn cung cát san lấp

VOV.VN - Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các địa phương về kết quả thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ giải quyết vướng mắc về vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực các tỉnh phía Nam.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành liên quan để giải quyết các khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh về vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm: Đến nay, tỉnh Tiền Giang đã thống nhất trình tự, thủ tục và khối lượng cung ứng cát cho dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu… và các dự án khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Trọng cho biết, tỉnh tiếp tục cấp phép khai thác trở lại cho các doanh nghiệp trước đây đã được cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác mỏ cát; điều chỉnh quy hoạch để nâng công suất cấp phép khai thác cát  sông giai đoạn 2021-2030 từ 4,5 triệu m3/năm lên 9 triệu m3/năm.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cũng thông tin về phương án cung ứng 2 triệu m3 cát san lấp từ các mỏ cát đã đấu giá quyền khai thác để cung cấp cho dự án Vành đai 3 TP.HCM. Đối với các dự án cao tốc còn lại, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức làm việc cụ thể với các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư để thống nhất thủ tục cấp mỏ cát theo cơ chế đặc thù, bảo đảm đủ chỉ tiêu được giao.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ TN&MT, Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời về việc áp dụng cơ chế đặc thù đối với các mỏ cát trên địa bàn tỉnh Bến Tre cung cấp cho các tuyến cao tốc khi chưa có trong hồ sơ vật liệu của nhà thầu; quy định cho thuê đất mặt nước trong khai thác cát sông; đánh giá tác động môi trường đối với mỏ cát.

Về nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý lãnh đạo tỉnh Bến Tre và các địa phương về việc tuy áp dụng cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian cấp phép khai thác mỏ cát nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ trình tự thủ tục như đánh giá trữ lượng, quan trắc môi trường trong quá trình khai thác.

Về đề xuất sử dụng 3,8 triệu m3 tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) làm vật liệu thay thế cát dùng trong san lấp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện thí điểm đối với dự án đường giao thông của địa phương, hoặc đường cao tốc, có sự tham gia của Bộ KH&CN, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng để đánh giá toàn bộ các tiêu chí theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, nỗ lực, tinh thần “vì nhiệm vụ chính trị chung” của các bộ, ngành, địa phương trong giải quyết khó khăn, vướng mắc để bảo đảm nguồn cát san lấp cho những dự án giao thông trọng điểm ở phía nam. Đặc biệt, nhiều địa phương chủ động, quyết tâm, với sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, tạo chuyển biến mạnh mẽ, bứt phá.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải, Bộ TN&MT sớm có văn bản trả lời chính thức những vấn đề được lãnh đạo các địa phương nêu lên tại cuộc họp; và đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành liên quan để giải quyết các khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh, sau 1 tuần không chuyển thì báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sóc Trăng được giao thẩm quyền cấp phép khai thác cát biển phục vụ san lấp
Sóc Trăng được giao thẩm quyền cấp phép khai thác cát biển phục vụ san lấp

VOV.VN - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng về việc quản lý, cấp phép khai thác cát biển phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội.

Sóc Trăng được giao thẩm quyền cấp phép khai thác cát biển phục vụ san lấp

Sóc Trăng được giao thẩm quyền cấp phép khai thác cát biển phục vụ san lấp

VOV.VN - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng về việc quản lý, cấp phép khai thác cát biển phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội.

Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL
Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

VOV.VN - Hiện nay các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là do thiếu vật liệu cát phục vụ san lấp. Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy cát biển để thay thế cát sông sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế trong khu vực ĐBSCL hiện nay như thế nào?

Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

VOV.VN - Hiện nay các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là do thiếu vật liệu cát phục vụ san lấp. Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy cát biển để thay thế cát sông sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế trong khu vực ĐBSCL hiện nay như thế nào?

Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng
Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng

VOV.VN - Hiện nay, qua khảo sát thực tế, tỉnh Kiên Giang cần khoảng 1,7 triệu m3 cát (sông) để san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng

Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng

VOV.VN - Hiện nay, qua khảo sát thực tế, tỉnh Kiên Giang cần khoảng 1,7 triệu m3 cát (sông) để san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng trên địa bàn.