Nhiều doanh nghiệp ở TP HCM loại bỏ túi nilon và đồ dùng bằng nhựa

VOV.VN- Nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đã thay đổi phương thức sản xuất, loại bỏ túi nilon và đồ dùng bằng nhựa thay bằng nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Để có một môi trường xanh không có rác thải nhựa, sản phẩm không hóa chất độc hại, không gây ô nhiễm thì yếu tố then chốt là sản xuất phải tuân thủ nguyên tắc sạch-an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Ý thức được điều đó nên hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đã thay đổi phương thức sản xuất, loại bỏ túi nilon và đồ dùng bằng nhựa thay bằng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Việc làm này đã góp phần tích cực trong việc loại bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng.

Sản phẩm thời trang trong và ngoài nước với nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Hai năm nay, chuỗi hệ thống nhà hàng chay Bông Súng ở TP HCM đã quyết định không sử dụng ống hút bằng nhựa khi phục vụ nước uống cho khách hàng, thay vào đó là ống hút bằng cỏ bàng. Không những thế, để tránh phải dùng hộp nhựa, nhà hàng khuyến khích khách hàng khi đến mua thức ăn mang về nếu đem theo thố hoặc hộp đựng thức ăn dùng nhiều lần từ nhà sẽ được giảm giá 10% trên hóa đơn.

Bà Diệp Thanh Tuyền, chủ hệ thống nhà hàng Bông Súng cho biết, mặc dù ống hút bằng cỏ đã làm tăng giá thành lên gấp 5 lần so với ống hút nhựa, nhưng đây là cách mà doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với môi trường với sức khỏe người tiêu dùng.

Thú vị trước cách thức kinh doanh của nhà hàng này, chị Huyền Oanh, một khách hàng ở quận 3 bày tỏ: “Tôi và các con tôi rất thích thú khi dùng ống hút bằng cỏ bằng của nhà hàng này. Hành động nhỏ nhưng đã tác động đến cả gia đình tôi buộc chúng tôi phải nghĩ lại việc sử dụng các sản phẩm hàng ngày của gia đình mình. Rất ấn tượng với cách làm bảo vệ môi trường này của nhà hàng chay Bông Súng. Tôi nghĩ mỗi người dân đều ý thức được việc làm này thì dần dần xã hội cũng sẽ cùng chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho chính mình”.

 Chiến dịch tiêu dùng xanh nhằm hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, nói không với rác thải nhựa như nhà hàng Bông Súng đang dần được lan tỏa tại nhiều doanh nghiệp TP HCM. Tiên phong trong phong trào này phải kể đến Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op).

Sản phẩm dệt may Việt Nam bằng nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Với hơn 10 năm thực hiện Chiến dịch Tiêu dùng Xanh, Hệ thống siêu thị Co.opmart và chuỗi cửa hàng tiện lợi Co.op food của đơn vị này đã xây dựng những chính sách khuyến mãi, chính sách bán hàng với giá ưu đãi kết hợp với bố trí các khu vực trưng bày riêng biệt cho sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp Xanh.

Từ đó, khuyến khích người tiêu dùng, cộng đồng người dân tăng cường nhận diện và đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp chân chính; vận động không sử dụng túi nilon tại siêu thị Co.opMart, thay bằng túi tự hủy và túi sử dụng nhiều lần. Đặc biệt, hiện nay siêu thị đã dùng lá chuối để gói mặt hàng rau, củ thay vì sử dụng túi nilon như trước đây khiến khách hàng rất thích thú.

Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Saigon Co.op cho biết: “Chiến dịch Tiêu dùng Xanh này đã tạo nên những chuyển biến trong thói quen tập quán tiêu dùng của người Việt hiện nay theo hướng không chỉ sản phẩm đó đảm bảo cho môi trường, đảm bảo cho chất thải và đảm bảo cho hệ sinh thái môi trường tốt hơn. Nó cũng giúp ích cho người tiêu dùng có được sức khỏe tốt hơn qua những sản phẩm tiêu dùng phù hợp với các xu thế phát triển của thế giới”.

Không chỉ doanh nghiệp sản xuất, phân phối thực phẩm và hàng tiêu dùng ý thức trong việc bảo vệ môi trường mà Doanh nghiệp ngành dệt may của TPHCM cũng đã có những bước chủ động hơn trong việc đầu tư công nghệ, sử dụng nguyên liệu sạch để vừa đáp ứng quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), vừa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo thống kê mỗi năm các doanh nghiệp dệt may trong nước sử dụng hơn 2 tỷ mét vải để sản xuất, kèm theo là các phụ liệu, túi nilon, bao bì, hóa chất dệt nhuộm….điều này ảnh hưởng lớn đến môi trường. Do đó để phát triển bền vững, doanh nghiệp dệt may đặt mục tiêu sản xuất sạch lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Đình Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: “Trọng tâm của phát triển bền vững là phải xanh phải sạch. Thứ nhất sản xuất phải gắn với môi trường, hạn chế khí thải, hạn chế sử dụng bao nilon, hạn chế sử dụng bao bì và các phụ liệu đi kèm theo, cũng như hạn chế phát khí thải ra môi trường để bảo vệ sức khỏe con người, làm cho môi trường trong sạch. Đây là một trong những tiêu chí mà Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và đây cũng là chiến lược để phát triển bền vững”. 

Quả thật, một khi doanh nghiệp đã ý thức được sản xuất sạch để tạo môi trường xanh sẽ góp phần tác động rất lớn đến ý thức về bảo vệ môi trường và sức khỏe của cả cộng đồng.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác nhựa và túi nilon. Trung bình trên cả nước, chỉ cần khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng thì có khoảng 2,5 triệu tấn rác thải nhựa/năm được thải ra môi trường. Nếu không hạn chế và ngừng sử dụng sản phẩm nhựa thì sẽ dẫn đến thảm họa "ô nhiễm trắng" trên cả nước.

Chính vì vậy, thực hiện lối sống xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường là điều mà mỗi người dân và doanh nghiệp phải làm để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thói quen sử dụng túi ni lông lấn át ý thức bảo vệ môi trường
Thói quen sử dụng túi ni lông lấn át ý thức bảo vệ môi trường

VOV.VN -Thói quen sử dụng túi ni long vẫn đang là rào cản việc loại bỏ túi ni lông khỏi đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân.  

Thói quen sử dụng túi ni lông lấn át ý thức bảo vệ môi trường

Thói quen sử dụng túi ni lông lấn át ý thức bảo vệ môi trường

VOV.VN -Thói quen sử dụng túi ni long vẫn đang là rào cản việc loại bỏ túi ni lông khỏi đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân.  

Đổi giấy lấy cây- Hành động thiết thực bảo vệ môi trường
Đổi giấy lấy cây- Hành động thiết thực bảo vệ môi trường

VOV.VN - Chỉ với một vài kg giấy, có thể là giấy photo, vở, sách, tạp chí, thậm chí là cả vỏ hộp sữa giấy đã dùng hết, đều có thể đổi được một chậu cây cảnh.

Đổi giấy lấy cây- Hành động thiết thực bảo vệ môi trường

Đổi giấy lấy cây- Hành động thiết thực bảo vệ môi trường

VOV.VN - Chỉ với một vài kg giấy, có thể là giấy photo, vở, sách, tạp chí, thậm chí là cả vỏ hộp sữa giấy đã dùng hết, đều có thể đổi được một chậu cây cảnh.

Quảng Ninh hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển đảo
Quảng Ninh hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển đảo

VOV.VN -Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân thành phố Hạ Long đã dự mít-tinh và ra quân dọn rác hưởng ứng Ngày đại dương thế giới (8/6).

Quảng Ninh hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển đảo

Quảng Ninh hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển đảo

VOV.VN -Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân thành phố Hạ Long đã dự mít-tinh và ra quân dọn rác hưởng ứng Ngày đại dương thế giới (8/6).

Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia
Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia

VOV.VN - Thùng rác được sản xuất từ nhựa tái chế, bên trong đặt một chiếc túi lọc và được gắn vào một chiếc máy bơm có nhiệm vụ hút nước ra khỏi thùng.

Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia

Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia

VOV.VN - Thùng rác được sản xuất từ nhựa tái chế, bên trong đặt một chiếc túi lọc và được gắn vào một chiếc máy bơm có nhiệm vụ hút nước ra khỏi thùng.

Pháp đề xuất cấm các chuyến bay chặng ngắn để bảo vệ môi trường
Pháp đề xuất cấm các chuyến bay chặng ngắn để bảo vệ môi trường

VOV.VN - Dự luật mới của Pháp đề xuất cấm các chuyến bay chặng ngắn trong nước Pháp, nhằm mục đích bảo vệ môi trường và di chuyển sinh thái.

Pháp đề xuất cấm các chuyến bay chặng ngắn để bảo vệ môi trường

Pháp đề xuất cấm các chuyến bay chặng ngắn để bảo vệ môi trường

VOV.VN - Dự luật mới của Pháp đề xuất cấm các chuyến bay chặng ngắn trong nước Pháp, nhằm mục đích bảo vệ môi trường và di chuyển sinh thái.