Nhiều học sinh Khánh Hòa chọn học Trung cấp nghề thay vì học tiếp THPT

VOV.VN - Số học sinh học xong THCS chọn học Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề tại tỉnh Khánh Hòa đã tăng nhanh chóng. Các em chọn được những ngành nghề phù hợp, sớm tiếp cận thị trường lao động.

Tại Xưởng thực hành kỹ thuật ô tô, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang, ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, hàng chục học sinh đang chăm chú tháo lắp các chi tiết động cơ, bộ phận điện của những chiếc xe ô tô. Đây là xe ô tô mới hoàn toàn được Nhà trường đầu tư để làm dụng cụ học tập.

Học viên Nguyễn Trương Anh Tiến, ở xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang cho biết, vốn đam mê cơ khí, ô tô từ nhỏ nên em yêu thích ngành học mình đã chọn học trung cấp nghề thay vì dự thi chuyển cấp: "Năm nay em 16 tuổi, hết năm nay, em sẽ kết thúc môn nghề. Đam mê của em là thích sửa chữa nên em chọn ngành ô tô là tương lai cho mình. Học ở đây thoải mái, học nghề, kiến thức nó không có nặng như phổ thông. Xã hội ngày càng phát triển nên ô tô ngày càng nhiều, em hi vọng khi ra trường có được công việc tốt cho bản thân".

Sau 2 năm học nghề, những học sinh như Nguyễn Trương Anh Tiến được cấp bằng Trung cấp; sau 3 năm, các em được nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Sau đó, học viên có thể học tiếp từ 1 đến 2 năm để nhận bằng Cao đẳng nghề. Em Nguyễn Thị Thùy Dung, 17 tuổi, ở huyện Diên Khánh đang học trung cấp chế biến món ăn, tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang cho biết, việc học nghề kết hợp học phổ thông, phù hợp với năng lực học và sở trường của em: "Nhiều bạn nghĩ khi học xong phải học lên cấp 3 vào trường giỏi, em nghĩ mỗi người phải chọn những cái gì phù hợp với bản thân mình, năng lực của mình. Ai cũng có một sở thích riêng của mình. Vô đây vì em thích làm nghề bếp, ra trường có tay nghề hơn. Bạn bè em cũng vô đây nhiều".

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang là một trong số các trường được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp công nhận là trường chất lượng cao, đang đào tạo 26 ngành, nghề khác nhau. Trước đây, người học chủ yếu lựa chọn hệ Cao đẳng nhưng 3 năm trở lại đây, số lượng tuyển sinh hệ trung cấp tăng dần, vượt qua số lượng tuyển sinh hệ cao đẳng. Năm nay, trường tuyển sinh hơn 900 học sinh tốt nghiệp THCS, vượt  gần 10% chỉ tiêu được giao.

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Nha Trang cho biết, quá trình đào tạo, các doanh nghiệp tham gia đến 40% thời lượng từ xây dựng chương trình đào tạo, thực tập, đánh giá tốt nghiệp: "Nếu không kết hợp với doanh nghiệp ở bên ngoài, rất khó cho các trường nghề để đào tạo. Với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học trường mình, họ vừa học được văn hóa phổ thông, song song đó, họ học được cái nghề, gia đình họ chọn. Sau 2 năm tốt nghiệp trung cấp họ có thể tự đi làm được. 80-90% các em sẽ có việc làm ngay sau 3-6 tháng".

Giai đoạn 2015-2020, số học sinh trung học cơ sở đăng ký tuyển sinh vào các trường Cao đẳng và Trung cấp nghề trên địa bàn đều tăng, với tỷ lệ hơn 10% mỗi năm. Riêng năm học này, tỉnh Khánh Hòa có gần 4.000 học sinh đăng ký học nghề. Toàn tỉnh hiện có 3 trường Cao đẳng và 9 trường trung cấp nghề đã được đầu tư đồng bộ, các trường này không chỉ tập trung ở đô thị mà còn đặt các chi nhánh tại vùng nông thôn, miền núi, đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề cho học sinh tại các địa phương. Qua đó, góp phần đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đề ra…

Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cho biết, việc đào tạo chương trình Trung cấp theo mô hình 9+, công nhận phần kiến thức văn hóa phổ thông là hướng đi đúng nhằm nâng cao chất lượng lao động cho địa phương: "Thay đổi nhận thức phải là học Trung học phổ thông rồi vào Đại học, ngay ở địa bàn Khánh Hòa, đây là sự thành công trong công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng, chọn ngành, chọn nghề cũng đã có hiệu quả. Các em sẽ sớm tiếp cận với thị trường việc làm hơn. Gia đình đỡ tốn chi phí hơn. Các em có nhiều kỹ năng gắn kết doanh nghiệp nhiều hơn. Người học, gia đình, xã hội, người sử dụng lao động đều có lợi trong đó"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học nghề ngắn hạn: Gia tăng cơ hội việc làm
Học nghề ngắn hạn: Gia tăng cơ hội việc làm

VOV.VN - Dịch COVID-19 đã được kiểm soát, song các doanh nghiệp còn khó khăn nên người lao động cũng gặp khó khi tìm việc. Để gia tăng cơ hội việc làm, người lao động có thể làm gì?

Học nghề ngắn hạn: Gia tăng cơ hội việc làm

Học nghề ngắn hạn: Gia tăng cơ hội việc làm

VOV.VN - Dịch COVID-19 đã được kiểm soát, song các doanh nghiệp còn khó khăn nên người lao động cũng gặp khó khi tìm việc. Để gia tăng cơ hội việc làm, người lao động có thể làm gì?

Phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh đăng ký dự tuyển vào trường nghề
Phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh đăng ký dự tuyển vào trường nghề

VOV.VN - Nhiều trường nghề cũng đề xuất mở những ngành nghề đào tạo mới để đáp ứng sự chuyển dịch thị trường lao động do dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh đăng ký dự tuyển vào trường nghề

Phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh đăng ký dự tuyển vào trường nghề

VOV.VN - Nhiều trường nghề cũng đề xuất mở những ngành nghề đào tạo mới để đáp ứng sự chuyển dịch thị trường lao động do dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đất núi Sơn La hóa “vàng” nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
Đất núi Sơn La hóa “vàng” nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

VOV.VN - Những cánh đồng trồng hoa, rau, cây ăn quả… cho doanh thu từ vài trăm triệu đồng tới hàng tỷ đồng tại Sơn La đã không còn là chuyện hiếm.

Đất núi Sơn La hóa “vàng” nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Đất núi Sơn La hóa “vàng” nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

VOV.VN - Những cánh đồng trồng hoa, rau, cây ăn quả… cho doanh thu từ vài trăm triệu đồng tới hàng tỷ đồng tại Sơn La đã không còn là chuyện hiếm.