Những biểu hiện của trẻ khi bị xâm hại tình dục

VOV.VN -Con đột nhiên tắm rất nhiều và tắm rất lâu. Đây là một biểu hiện rất đặc thù của những nạn nhân bị xâm hại tình dục.

Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được tố giác khiến dư luận phẫn nộ. Điều đáng nói ở đây chính là vai trò của cha mẹ đối với con nhỏ của mình.

TS. Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa tiểu học Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, con bị xâm hại là điều không ai mong muốn. Tội phạm rõ ràng là không thể tha thứ, nhưng cha mẹ cũng không phải là hoàn toàn vô can. 

Nếu không may con bị xâm hại tình dục, cha mẹ nên tố cáo tội phạm (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu cho thấy con bị xâm hại

Dạy con để tránh bị xâm hại là rất quan trọng, tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất xảy ra, bố mẹ cũng phải quan sát con và TS. Vũ Thu Hương đã đưa ra một số dấu hiệu cho thấy con bạn có khả năng bị xâm hại:

- Việc ăn uống, sinh hoạt của con có nhiều nét bất thường. Ví dụ con vốn là trẻ ham ăn thì đột ngột bỏ ăn; con đang lười ăn thì có thể là đòi ăn nhiều hơn; con ham ngủ hơn bình thường.

- Con tỏ thái độ né tránh người khác, đặc biệt là nam giới. Một sự thật rõ ràng là nữ giới xâm hại trẻ ít hơn nam giới và những vụ án nghiêm trọng thường đến từ phía đàn ông. Vì thế, đột nhiên thấy con né tránh bố, không gần gũi như bình thường, các mẹ nên đặt câu hỏi ngay lập tức về việc con bị xâm hại hay không.

- Con đột nhiên tắm rất nhiều và tắm rất lâu. Đây là một biểu hiện rất đặc thù của những nạn nhân bị xâm hại tình dục. Các con có cảm giác cơ thể mình bẩn thỉu ghê gớm nên sẽ muốn tắm. Thậm chí có cháu còn tắm đến bợt cả da.

- Con đột ngột có những biểu hiện bất thường. Ví dụ: con chưa bao giờ tè dầm hay khóc đêm, nhưng đột nhiên hiện tượng đó xuất hiện; con đột nhiên yêu thích móng tay và ngồi gặm suốt cả ngày… 

- Khóc, la hét, hoảng hốt bật dậy trong đêm. Hiện tượng này là rõ nét nhất. Nếu các cha mẹ thấy con khóc hờn liên tục trong vài đêm liền, ngồi dậy la hét và ai động vào thì vung chân tay loạn xạ… chắc chắn chúng ta cần đặt câu hỏi xem, con đã bị xâm hại hay chưa.

Cha mẹ có nên im lặng?

TS. Vũ Thu Hương là người lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ trẻ bị xâm hại tình dục
TS. Vũ Thu Hương nhấn mạnh, con trẻ bị xâm hại là vấn đề rất đau đớn. Cho nên việc cha mẹ cư xử thế nào là điều quan trọng số một với trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ sẽ giấu kín vì sợ ầm ĩ lên thì con mình khó sống yên ổn. Cũng có người muốn giữ hình ảnh đẹp đẽ cho gia đình mình. Có người thì sợ bất ổn, sợ cãi vã căng thẳng vì kẻ xâm hại con mình là người thân quen. Với suy nghĩ “không để trẻ con làm mất lòng người lớn”, “tốt khoe xấu che”, nhiều cha mẹ cấm con phải nói ra sự thật. 

Vậy nhưng, điều đáng nói ở đây là thái độ này của cha mẹ sẽ khiến con vô cùng thất vọng. Sau đó, trẻ trở nên xa cách, mất lòng tin ở cha mẹ ruột của mình. Đó chắc chắn không phải là thứ mà các cha mẹ muốn và nghĩ rằng con sẽ vậy. Lý do đơn giản là khi đứa trẻ bị phơi bày cơ thể mình trong tay một kẻ xa lạ, trong lòng con đang có sự đấu tranh quyết liệt: Không hiểu mình xấu hay kẻ kia xấu.
Chắc chắn, con sẽ rất giận bản thân vì đến cơ thể mình cũng không thể bảo vệ nổi.

Nỗi bất lực trước sức mạnh cơ bắp, nỗi hoảng sợ khi thấy mình hoàn toàn vô dụng, sự ghê tởm khi phải trực tiếp tham gia vào một vụ sinh hoạt tình dục gượng ép khiến cho trẻ cảm thấy tội lỗi. Các cháu nghĩ rằng chính mình có tội, chắc chắn mình phải làm gì đó thì mới khiến cho kẻ kia chọn mình để xâm hại mà không phải là bạn khác.

Vì thế, nếu cha mẹ cấm con nói ra sự thật, cố gắng tỏ ra là bình thường như chưa có gì xảy ra, con trẻ sẽ cảm thấy vô cùng tổn thương. Các cháu sẽ thấy mình đơn độc, cha mẹ không bênh vực và bảo vệ mình. 

“Có gì đau đớn và đáng sợ hơn với một đứa trẻ khi nghĩ rằng con bơ vơ, không ai bảo vệ, bao bọc khi con vừa bị xâm hại. Đã có cháu tự tử chỉ vì chính lý do này.
Nếu các cha mẹ nghĩ rằng nói ra vụ xâm hại tình dục của con thì con và gia đình bị xấu mặt thì các bạn nên hiểu rằng, điều xấu mặt đó không có giá trị gì so với việc đứa trẻ cảm thấy an ủi rằng người xấu làm hại chúng và hiện người xấu đang bị vạch mặt. Các cháu sẽ yên tâm rằng chính các cháu không xấu xa gì cả. Vì thế, con sẽ nhanh chóng lấy lại tinh thần hơn rất nhiều.

Do đó, rủi con bị xâm hại, việc tố cáo tội phạm là cha mẹ buộc phải làm, vì điều đó sẽ cứu chính con mình” – TS. Vũ Thu Hương chia sẻ./.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), trung bình mỗi năm có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, số lượng năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, số trẻ bị hiếp dâm chiếm đến 65% và số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm tới 28%... Đặc biệt, gần đây, cùng ngày 8/3/2017, có tới 3 vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hà Nội liên tiếp bị tố giác, gây bức xúc trong cộng đồng. 

Báo cáo từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho thấy: 93% trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục từ người quen. Trong đó, 47% kẻ xâm hại chính là những người trong gia đình hoặc có quan hệ họ hàng và phần lớn vụ việc xảy ra ở những địa điểm được coi là an toàn như trường học, khu dân cư, thậm chí trong chính gia đình nạn nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xâm hại tình dục trẻ em: Đừng để rơi vào im lặng!
Xâm hại tình dục trẻ em: Đừng để rơi vào im lặng!

VOV.VN -Các vụ việc xâm hại trẻ em cần được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm, đối tượng phạm tội phải bị đưa ra nghiêm trị trước pháp luật.

Xâm hại tình dục trẻ em: Đừng để rơi vào im lặng!

Xâm hại tình dục trẻ em: Đừng để rơi vào im lặng!

VOV.VN -Các vụ việc xâm hại trẻ em cần được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm, đối tượng phạm tội phải bị đưa ra nghiêm trị trước pháp luật.

Luật sư đề xuất nên "thiến hóa học" kẻ xâm hại tình dục trẻ em
Luật sư đề xuất nên "thiến hóa học" kẻ xâm hại tình dục trẻ em

VOV.VN - Luật sư cho rằng cần tăng nặng hình phạt với những kẻ bị tòa kết án xâm hại tình dục trẻ em, sử dụng biện pháp “thiến hóa học”.

Luật sư đề xuất nên "thiến hóa học" kẻ xâm hại tình dục trẻ em

Luật sư đề xuất nên "thiến hóa học" kẻ xâm hại tình dục trẻ em

VOV.VN - Luật sư cho rằng cần tăng nặng hình phạt với những kẻ bị tòa kết án xâm hại tình dục trẻ em, sử dụng biện pháp “thiến hóa học”.

Vì sao việc xử lý xâm hại tình dục trẻ em chậm trễ?
Vì sao việc xử lý xâm hại tình dục trẻ em chậm trễ?

VOV.VN - Những "nút thắt" trong tiến trình tố tụng là một trong những nguyên nhân khiến các vụ xâm hại tình dục trẻ em chậm được xử lý.

Vì sao việc xử lý xâm hại tình dục trẻ em chậm trễ?

Vì sao việc xử lý xâm hại tình dục trẻ em chậm trễ?

VOV.VN - Những "nút thắt" trong tiến trình tố tụng là một trong những nguyên nhân khiến các vụ xâm hại tình dục trẻ em chậm được xử lý.