Những chiến sĩ công an chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo

VOV.VN - Với truyền thống "tương thân tương ái", chăm lo cho thế hệ trẻ, Phòng CSGT, Công an tỉnh Vĩnh Phúc nhận đỡ đầu, hỗ trợ cho nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc làm ý nghĩa này tiếp thêm động lực giúp các em tiếp bước đến trường, vươn lên trong học tập, để trở thành những công dân có ích xã hội.

 

Trong căn nhà đơn sơ tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, hai chị em Trần Thanh Phương 13 tuổi và Trần Trường An 10 tuổi sống nượng tựa vào nhau. Từ nhỏ đã không biết mặt cha, mẹ mất trong một vụ tai nạn giao thông khi đi làm thuê ở Hà Nội, nên hai em giờ chỉ trông cậy vào ông bà ngoại đã tuổi cao sức yếu. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi ông bà ngoại thường xuyên đau yếu, chỉ có thể lo cho hai cháu rau, cháo qua ngày. Mong ước giản dị được tiếp tục cắp sách đến trường và trở thành cô giáo dạy cho các học sinh nghèo của hai chị em như ngày một xa vời.

Cô chị Trần Thanh Phương luôn lo sợ rằng sẽ không thể thực hiện được ước mơ của mình. Nhưng giờ đây, cánh cửa tương lai đã được rộng mở hơn khi hai em được được Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc nhận đỡ đầu và hỗ trợ mỗi em 1 triệu/1 tháng đến khi các em đủ 18 tuổi. Ông Trần Ngọc Châm, ông ngoai của Thanh Phương xúc động nói:  “Tôi là ông ngoại của hai cháu. Tôi xin cảm ơn cán bộ, chiến sỹ của phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận đỡ đầu cho hai cháu. Gia đình tôi không biết nói gì hơn chỉ biết gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí”

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, 3 anh em Ngô Thanh Tùng, Ngô Thị Ngọc Ánh, Ngô Bảo Châm ở xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên,Vĩnh Phúc có cuộc sống vô cùng khó khăn. Mẹ bị ung thư mất khi đang mang bầu em bé thứ 3 được 8 tháng, bố nghiện ma túy thường xuyên không ở nhà, không có họ hàng thân thích. Hàng ngày 3 anh tự chăm sóc nhau và sống bằng sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và những người hàng xóm tốt bụng. Giấc mơ đến trường tưởng như dang dở bởi các em không biết bấu víu vào ai. Trước hoàn cảnh khó khăn của các em, các cán bộ, chiến sỹ Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đã chia sẻ tấm lòng, trích một phần lương của mình đễ hộ trợ cho mỗi em 1 triệu/tháng với mong muốn các em sớm ổn định cuộc sống, yêu tâm học tập để thực hiện những ước mơ của mình.

Bà Trần Thị Hương, hàng xóm của các em bày tỏ: “Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và hôm nay được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng Cảnh sát giao thông đã đến trao quà cho các cháu. Thay mặt gia đình chúng tôi rất cảm ơn phòng đã quan tâm đến các cháu để các cháu bớt đi những khó khăn, vững bước đi lên và trở thành người có ích cho xã hội”.

Không chỉ giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, cán bộ, chiến sỹ phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc còn cùng nhau giúp đỡ người già neo đơn, người không nơi nương tựa để họ có cuộc sống ổn định hơn.

Bà Trần Thị Thiểu, ở thôn Mậu Thông, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên năm nay đã gần 80 tuổi, một mình nuôi con nhiễm chất độc da cam, thần kinh không bình thường. Do luôn đau, yếu nên bà cũng chỉ làm được những việc nhẹ mà bà con trong xóm nhờ để hai mẹ con rau cháo qua ngày. Cuộc sống của hai mẹ con ngày càng khó khăn hơn khi con bà không được hưởng chế độ da cam nữa. Qua tổ dân phố, biết được hoàn cảnh của hai mẹ con bà các cán bộ, chiến sỹ đội Tuần tra kiểm soát giao thông nhận đỡ đầu cho gia đình bà: “Mấy năm đầu gia đình tôi nhận được chế độ chất độc da cam, nhưng đến nay người ta bảo không đủ giấy tờ nên người ta cắt nên không còn chế độ gì. Gia đình có hai mẹ con nên người ta cho gì thì ăn nấy. Đang lúc khó khăn thì các anh ở phòng Cảnh sát giao thông giúp đỡ, nều không có số tiền đó thì không biết chúng tôi sẽ sống thế nào, già đình rất cảm ơn các anh”

Phong trào nhận “đỡ đầu” học sinh nghèo và “giúp đỡ” người già neo đơn do cấp ủy, lãnh đạo Phòng phát động được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2017. Đây là một hoạt động nhằm cụ thể hóa việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của lực lượng Công an Vĩnh Phúc nói chung và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh nói riêng. Quán triệt tinh thần đó, từ năm 2017 đến nay, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã tổ chức đỡ đầu, giúp đỡ 20 trường hợp, với mức hỗ trợ 1triệu đồng/tháng/học sinh cho đến tuổi trưởng thành và 1triệu đồng/tháng/người già neo đơn, mắc bệnh hiểm nghèo đến hết đời.

Trung tá Nguyễn Trung Thành, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Với tinh thần tương thân tương ái thì lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, giúp đỡ thăm hỏi các gia đình chính sách cũng như những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi mắc bệnh hiểm nghèo, người già không nơi nương tựa, qua đó góp phần cùng các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Đồng thời cũng là khẳng định bản chất tốt đẹp của lực lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông Vĩnh Phúc nói riêng, giúp tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa lực lượng công an với quần chúng nhân dân”

Những em nhỏ, không nơi nương tựa, người già neo đơn và người có hoàn cảnh khó khăn giờ đây đã vơi đi phần vất vả khi nhận được sự chung tay giúp đỡ của những cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Những việc làm nhân văn này, không chỉ giúp các em học sinh về vật chất mà còn động viên về tinh thần, chắp cánh ước mơ để các em đến trường, vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ Cảnh sát giao thông Công an Vĩnh Phúc trong lòng nhân dân../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy giáo đi bán vé số dạo lấy tiền hỗ trợ học sinh khó khăn, người nghèo
Thầy giáo đi bán vé số dạo lấy tiền hỗ trợ học sinh khó khăn, người nghèo

VOV.VN - Ngoài giờ lên lớp, nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân (sinh năm 1982), Trường Tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ lại tranh thủ đi bán vé số để có tiền giúp đỡ nhiều học sinh nghèo và bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Thầy giáo đi bán vé số dạo lấy tiền hỗ trợ học sinh khó khăn, người nghèo

Thầy giáo đi bán vé số dạo lấy tiền hỗ trợ học sinh khó khăn, người nghèo

VOV.VN - Ngoài giờ lên lớp, nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân (sinh năm 1982), Trường Tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ lại tranh thủ đi bán vé số để có tiền giúp đỡ nhiều học sinh nghèo và bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Hiệu quả từ mô hình tặng dê giống hỗ trợ học sinh nghèo vùng sâu ở Đắk Lắk
Hiệu quả từ mô hình tặng dê giống hỗ trợ học sinh nghèo vùng sâu ở Đắk Lắk

VOV.VN - Từ 2 – 3 dê tặng mỗi học sinh ban đầu, nhờ sự cần cù, chịu khó chăm sóc của học sinh và phụ huynh ở các xã vùng sâu của huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), các mô hình đều phát triển lên đàn hàng chục con.

Hiệu quả từ mô hình tặng dê giống hỗ trợ học sinh nghèo vùng sâu ở Đắk Lắk

Hiệu quả từ mô hình tặng dê giống hỗ trợ học sinh nghèo vùng sâu ở Đắk Lắk

VOV.VN - Từ 2 – 3 dê tặng mỗi học sinh ban đầu, nhờ sự cần cù, chịu khó chăm sóc của học sinh và phụ huynh ở các xã vùng sâu của huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), các mô hình đều phát triển lên đàn hàng chục con.

Doanh nghiệp Nhật hỗ trợ học sinh nghèo Thanh Hóa
Doanh nghiệp Nhật hỗ trợ học sinh nghèo Thanh Hóa

VOV.VN - Số tiền quyên góp trị giá gần 300 triệu đồng

Doanh nghiệp Nhật hỗ trợ học sinh nghèo Thanh Hóa

Doanh nghiệp Nhật hỗ trợ học sinh nghèo Thanh Hóa

VOV.VN - Số tiền quyên góp trị giá gần 300 triệu đồng