Những "người mẹ thứ hai" của trẻ có mẹ mắc COVID-19

VOV.VN - Để bù đắp sự thiếu vắng tình yêu thương ấy, hơn 1 tháng qua, các bảo mẫu tình nguyện ở Trung tâm H.O.P.E (do BV Hùng Vương thành lập) không quản ngày đêm chăm sóc các bé có mẹ mắc COVID-19 lớn từng ngày, chờ ngày con đoàn tụ cùng gia đình.

Vừa dỗ được bé trai khoảng gần 2 tháng tuổi trên tay thiu thiu ngủ, chị Lê Thị Lệ Hà lại phải quay sang dịu dàng dỗ dành bé gái một tháng tuổi ở nôi bên đang khóc. Nhẹ nhàng đặt bé trai xuống nôi chị Hà bế bé gái lên, đi lại quanh phòng. Như cảm nhận được hơi ấm từ chị Hà, bé nín khóc, nhoẻn miệng cười.

Trong mỗi căn phòng tại Trung tâm H.O.P.E (Trường mầm non Họa Mi 2, Phường 12, quận 5, TP.HCM) không khi nào ngớt tiếng khóc của trẻ. Mỗi phòng từ 5 - 7 bảo mẫu, trong đó hơn 2/3 chưa lập gia đình, tuổi từ 18-30 tình nguyện vào trung tâm chăm sóc 18 trẻ sơ sinh thiếu dòng sữa mẹ vì đang điều trị COVID-19. Tất bật không ngơi tay cả ngày lẫn đêm nhưng với tình yêu, tấm lòng thiện nguyện đã thôi thúc các cô dang rộng vòng tay để chăm sóc những đứa trẻ đang khao khát yêu thương:

Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát tại TP.HCM, số lượng thai phụ mắc COVID-19 tăng rất nhiều. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Hùng Vương có từ 40-50 thai phụ nhập viện do COVID-19. Tùy theo tình hình sức khỏe của từng người mà các bé chào đời được đủ tháng đủ ngày, hoặc phải mổ lấy thai… Do bệnh viện quá tải nên trung tâm H.O.P.E được thành lập để nuôi dưỡng những đứa trẻ này. Ở đây, các bé hầu hết đều chưa được đặt tên, chân vẫn còn đeo thẻ nhận diện được bệnh viện gắn từ lúc mới sinh với thông tin của mẹ.

Dù chưa từng một lần làm mẹ nhưng với chị Lê Thị Lệ Hà, 27 tuổi khi tiếp xúc trực tiếp, ôm các con vào lòng, trong tâm can chị dấy lên một tình thương ruột thịt. Các bé ở đây đều có hoàn cảnh riêng. Có những bé sinh bằng phương pháp mổ bắt con khi chưa đủ tháng đủ ngày, vượt qua hai bờ sinh – tử, đủ an toàn và được đưa đến trung tâm; có bé mới chỉ 5 ngày tuổi, cũng có trẻ chỉ nặng hơn 2kg. Có những bé đã mất mẹ do COVID-19, vì giãn cách mà chưa được gia đình đón về, cần được các cô yêu thương vỗ về trìu mến. 

"Em muốn dùng hết tâm huyết của mình để chăm sóc các bé tốt nhất. Em cảm thấy rất thương. Mỗi lần chăm sóc các bé là thấy mình hạnh phúc và vui vẻ. Cứ nghĩ đến các bé thế này là cũng không thấy mệt mỏi"- chị Lê Thị Lệ Hà chia sẻ. 

Hôm nay, đến ca trực đêm, nằm trong phòng nhưng bảo mẫu Trần Thị Minh Trang, 25 tuổi cứ trằn trọc không thể chợp mắt. Từng là một hướng dẫn viên du lịch đã nghỉ việc vì dịch COVID-19 nửa năm nay, Trang tình nguyện tham gia Trung tâm H.O.P.E để chăm sóc trẻ. Tình yêu được đền đáp bằng những nụ cười đầy yêu thương của các bé giúp Trang có thêm động lực để gắn bó với công tác thiện nguyện ở trung tâm. 

"Chăm các con từng tí một mặc dù rất đông con, cố gắng bù đắp phần nào cho bé chứ không phải bù đắp được 100%. Dù như thế nào thì cũng không bằng các mẹ yêu con được. Các cô ở đây đều trăn trở không biết gia đình con khi nào đón, rất là mong ngày các con về với gia đình"- bảo mẫu Trang nói.

Đồng hành cùng các bảo mẫu tại Trung tâm H.O.P.E còn có nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thu Hồng, đã nghỉ hưu hơn 1 năm qua nhưng vẫn ở lại Bệnh viện Hùng Vương. Nhiệm vụ của bà là hướng dẫn việc chăm sóc trẻ và các kỹ năng xử lý tình huống cấp cứu cho các tình nguyện viên. Bà Hồng cho biết, dù thời gian chăm sóc nhiều đứa trẻ không nhiều nhưng giữa các tình nguyện viên và các bé có mẹ mắc COVID-19 như có sợi dây tình cảm vô hình bện chặt nhau lại. Khi những đứa trẻ trở về với gia đình, các bảo mẫu rất bịn rịn, nhớ thương. 

"Chúng tôi là những người được đào tạo chuyên môn, đây là nghề nghiệp của chúng tôi, thức đêm là chuyện bình thường. Với các bạn chưa từng thức đêm trông trẻ, chưa từng có con nhưng họ chăm sóc với tấm lòng như con của họ, qua từng đêm từng đêm với các bé như vậy"- nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thu Hồng chia sẻ.

Màn đêm buông xuống, không gian trong phòng trẻ ở Trung tâm H.O.P.E trở nên im ắng, chỉ nghe có tiếng thở nhẹ say giấc của những đứa trẻ đã uống no sữa, chỉ có các bảo mẫu trẻ là đang thức. Với các bảo mẫu tình nguyện tuổi đôi mươi những trải nghiệm về tình yêu thương với những đứa trẻ thiệt thòi vì COVID-19, có lẽ cũng là ký ức khó quên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM đã đưa khoảng 1.300 người dân về quê trong ngày 1/10
TP.HCM đã đưa khoảng 1.300 người dân về quê trong ngày 1/10

VOV.VN - Công an TP.HCM cho biết đã giải quyết cho khoảng 1.300 người dân được về quê trong sáng 1/10.

TP.HCM đã đưa khoảng 1.300 người dân về quê trong ngày 1/10

TP.HCM đã đưa khoảng 1.300 người dân về quê trong ngày 1/10

VOV.VN - Công an TP.HCM cho biết đã giải quyết cho khoảng 1.300 người dân được về quê trong sáng 1/10.

Tình nguyện viên tôn giáo ở nơi “nóng” nhất của tâm dịch TP.HCM
Tình nguyện viên tôn giáo ở nơi “nóng” nhất của tâm dịch TP.HCM

VOV.VN - Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở TP.HCM lực lượng tôn giáo đã không đứng ngoài cuộc, luôn san sẻ gánh nặng với xã hội, để lại tình cảm sâu sắc trong lòng người dân TP.HCM.

Tình nguyện viên tôn giáo ở nơi “nóng” nhất của tâm dịch TP.HCM

Tình nguyện viên tôn giáo ở nơi “nóng” nhất của tâm dịch TP.HCM

VOV.VN - Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở TP.HCM lực lượng tôn giáo đã không đứng ngoài cuộc, luôn san sẻ gánh nặng với xã hội, để lại tình cảm sâu sắc trong lòng người dân TP.HCM.

Cô gái theo mẹ đi công tác mắc Covid-19, cả đoàn bị cách ly tập trung
Cô gái theo mẹ đi công tác mắc Covid-19, cả đoàn bị cách ly tập trung

VOV.VN - Chiều nay (21/9), Sở Y tế Ninh Thuận cho biết, toàn bộ đoàn công tác tại khu du lịch Amanoi và lãnh đạo khu du lịch này bị cách ly tập trung do một cô gái (17 tuổi) đi theo đoàn bị mắc Covid-19.

Cô gái theo mẹ đi công tác mắc Covid-19, cả đoàn bị cách ly tập trung

Cô gái theo mẹ đi công tác mắc Covid-19, cả đoàn bị cách ly tập trung

VOV.VN - Chiều nay (21/9), Sở Y tế Ninh Thuận cho biết, toàn bộ đoàn công tác tại khu du lịch Amanoi và lãnh đạo khu du lịch này bị cách ly tập trung do một cô gái (17 tuổi) đi theo đoàn bị mắc Covid-19.