Những người thầy 20 năm cắm bản vì cái duyên với học trò vùng cao

VOV.VN - Có những thầy cô, cả vợ cả chồng cùng bám bản từ 10 đến 20 năm để đưa con chữ, đưa học trò đến những ngôi trường ngày càng khang trang hơn.

Điểm trường tiểu học Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa có 380 học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Thái. Vì đường xá xa xôi không thể đến điểm trường chính để học được nên nhà trường phải mở 3 điểm lẻ ở các bản để học sinh đến trường được thuận lợi. Và chính vì việc phải mở điểm lẻ như vậy nên là công tác dạy học của các thầy, các cô cũng phải cắm trong bản để vận động cũng như là gieo chữ cho các em học sinh ở khu vực miền núi.

Nhiều thầy cô giáo của nhà trường đã công tác 10 năm, 20 năm tại các điểm trường vùng cao, với điều kiện sinh hoạt cũng như công tác dạy và học vất vả, nhưng thầy cô vẫn quyết tâm, kiên cường bám bản, bám trường để truyền dạy những con chữ cho các em học sinh vùng dân tộc thiểu số.

Thầy Mai Trọng Kỳ, Phó hiệu trưởng trường tiểu học Lâm Phú, với 24 năm gắn bó với các trò nhỏ nơi đây kể từ ngày ra trường chia sẻ: “Đến nay, gia đình tôi mỗi người một đơn vị, con cái thì gửi ông bà nội ở quê. Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng dạy học ở vùng cao này là cái duyên với của các thầy cô giáo như vợ chồng tôi”.

Hiện thầy Kỳ phụ trách bản Nà Đang, bản Cháo, với điều kiện đi lại rất khó khăn, nhất là những ngày mưa lũ, ngày mùa Đông. “So với những ngày đầu bước chân lên nhận công tác, thì cơ bản đường xá hiện đi lại cũng đỡ vất vả hơn. Trước đây, mỗi công tác chủ yếu là đi bộ, không có phương tiện. Hiện giao thông cũng tạm ổn, thông suốt đến các điểm lẻ. Đối với ngày nắng thì đảm bảo nhưng mà ngày mưa gió thì đường sạt lở nhiều, việc đi lại vẫn vô cùng khó khăn”, thầy Kỳ nói.

Tại khu vực miền núi như Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa, có khá nhiều thầy giáo, cô giáo đang công tác nhiều năm tại khu vực vùng sâu, vùng xa, phải xa nhà để đưa con chữ đến với các em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như vợ chồng thầy Kỳ. 

Với thầy Trịnh Kim Hoan, thời gian gắn bó với vùng cao này đã là 26 năm. Công tác trên cùng một địa bàn, vợ chồng thầy Hoan cũng xác định khi làm ở miền núi đặc biệt khó khăn này thì phải càng cố gắng để các trò nhỏ vững vàng kiến thức, hiểu biết thêm về cuộc sống, để khi ra xã hội làm việc được tốt hơn.

Với hơn 20 năm công tác, chắc chắn những điều mà thầy cô như vợ chồng thầy Kỳ và thầy Hoan dành thời gian cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa là rất trân quý. Tuy nhiên, liệu bao giờ các thầy cô nghĩ đến sự xa cách với con cái và thậm chí bản thân mình cũng không có gia đình mình ở bên để chia sẻ và động viên 

Trả lời câu hỏi của PV VOV: “Liệu thầy cô có bao giờ mong muốn mình chuyển về xuôi công tác để được gần nhà, gần với con cái hay không?” Thầy Hoan đã trả lời rằng: “Mong muốn được gần về nhà thì ai cũng mong muốn cả. Nhưng điều kiện nên chưa thể về được. Nhiệm vụ công tác, Đảng, Nhà nước phân công thì mình cố gắng hoàn thành, để hài hoà việc trường lớp với việc gia đình làm sao cho đạt quả cao nhất”.

Các thầy cho biết, nơi đây không ồn  ào, xô bồ như ở thành phố nhưng điều các thầy cô cảm nhận được là tình cảm đặc biệt của bà con nơi đây dành cho mình. “Từ các cụ già cho đến các bác, các phụ huynh luôn gọi mình bằng thầy. Đó là cái tình cảm rất đặc biệt của bà con”.

“Vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, các em học sinh đến trường rất đông, có em thì mang ra biếu thầy hai quả trứng gà đã luộc, em thì làm xâu bánh ú, em về tặng thầy khúc mía…” - đây là những ấn tượng sâu sắc nhất của các thầy cô trong lần đầu tiên được đón “Tết của các nhà giáo” trên vùng cao này. 

Thầy Kỳ cho biết, đối với bà con dân tộc vùng cao, tình cảm dành cho các thầy rất là đặc biệt từ tấm lòng chân chất và rất đơn giản. “Vào dịp lễ Tết, thấy các thầy cô ở xa không có điều kiện về quê, bà con sẽ đến mời sang nhà chơi, mời chén rượu, chén trà động viên các thầy các cô, đó là tình cảm rất đặc biệt để động viên thầy cô. Món quà này khác với những địa phương khác”, thầy Kỳ chia sẻ.

Còn theo thầy Hoan, từ những điều giản dị nhất, cái chân chất nhất, đồng bào vùng cao đã mang đến món quà trân quý cho các thầy cô giáo: “Không chỉ Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi mỗi ngày đề nhận được món quà của bà con. Hằng ngày, bà con đi qua đây đều mang cho ít rau, ít măng. Bà con không coi đó là quà, tất cả đều xuất phát từ tấm lòng giản dị”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?
Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu
Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu

VOV.VN - Cô giáo tiếng Anh Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ vừa vinh dự lọt top 10 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation bình chọn.

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu

VOV.VN - Cô giáo tiếng Anh Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ vừa vinh dự lọt top 10 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation bình chọn.

Vùng cao Ba Chẽ: Thầy cô đến vận động, học sinh trốn lên rừng
Vùng cao Ba Chẽ: Thầy cô đến vận động, học sinh trốn lên rừng

VOV.VN - Dù đã được sự ủng hộ của người có uy tín nhưng nhiều khi nỗ lực của các thầy, cô lại không nhận được sự hợp tác từ chính các em học sinh.

Vùng cao Ba Chẽ: Thầy cô đến vận động, học sinh trốn lên rừng

Vùng cao Ba Chẽ: Thầy cô đến vận động, học sinh trốn lên rừng

VOV.VN - Dù đã được sự ủng hộ của người có uy tín nhưng nhiều khi nỗ lực của các thầy, cô lại không nhận được sự hợp tác từ chính các em học sinh.