Những tấm gương khuyết tật hết lòng vì cộng đồng

VOV.VN - Ở TP. Đà Nẵng, những tấm gương người khuyết tật nỗ lực vượt khó vươn lên, trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Không chỉ phát triển kinh tế, họ còn tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ ổn định cuộc sống.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em, năm lên 3 tuổi, chị Nguyễn Thị Thanh Thu, ở phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn bị sốt bại liệt khiến đôi chân dần teo đi, không thể chạy nhảy như bao bạn bè cùng trang lứa. Hàng ngày, bố mẹ phải thay nhau chở Thu đến trường bằng xe đạp. Học hết lớp 9, chị Thu ở nhà mở xưởng sản xuất bánh mì phụ giúp gia đình.

Cứ thế tích cóp rồi làm ăn có lãi, đến nay, chị Nguyễn Thị Thanh Thu đã mở 6 cơ sở sản xuất bán bánh mì với thương hiệu Thanh Thu Bakery và tạo việc làm cho nhiều lao động là người khuyết tật ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Tạo được chỗ đứng vững vàng ở thị trường Đà Nẵng, Thanh Thu Bakery vừa sản xuất, vừa bày bán các loại bánh thu hút nhiều khách hàng.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thu tâm sự: mong muốn lớn nhất là xây dựng được một Trung tâm tư vấn cho phụ nữ khuyết tật những kỹ năng sống độc lập, việc làm và hòa nhập cộng đồng, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội.

 “Bản thân tôi là người khuyết tật, cố gắng vượt qua nỗi đau để vươn lên trong cuộc sống, vươn lên trong xã hội. Tôi đã có cơ sở bánh đứng vững trong nhiều năm qua. Cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi nhìn thấy anh chị em khuyết tật đến làm việc trong cơ sở và họ thay đổi từng ngày. Sản phẩm sản xuất và kinh doanh được nhiều người tin dùng”, chị Nguyễn Thị Thanh Thu cho hay.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nguyễn Thị Thanh Thu còn tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, tình nghĩa, ủng họ quỹ khuyến học tại địa phương. Hàng năm, đến dịp lễ, Tết, chị Thu hỗ trợ hàng trăm phần quà và tiền mặt giúp học sinh nghèo và những hoàn cảnh neo đơn. Đối với người lao động, chị Thu luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp mọi người có thu nhập ổn định. Sự giúp đỡ chân tình bằng cả trái tim chị Thu, đến nay, nhiều người khuyết tật đã vượt qua mặc cảm vươn lên trong cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Minh Tâm, quê ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, mồ côi cha mẹ, được chị Thu cưu mang nhiều năm nay cho biết: “Bản thân tôi là người khuyết tật, được cô Thu cưu mang hơn 20 năm, có đồng lương sống, trang trải đủ. Ở đây cô Thu cũng tạo việc làm cho nhiều bạn”.

Ở thành phố Đà Nẵng, gương người khuyết tật nỗ lực vượt khó vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Chị Nguyễn Thị Hải Yến, ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng mặc dù đôi chân không lành lặn nhưng bằng ý chí và nghị lực, chị đã mở Trung tâm dạy tiếng Anh và tiếng Trung, thu hút đông học viên, đặc biệt với người khuyết tật được hỗ trợ miễn phí hoàn toàn.

Chị Nguyễn Thị Hải Yến, tâm sự: “Tôi đã tâm huyết hỗ trợ cho người khuyết tật, con em của người khuyết tật đến với tôi được giảm học phí, miễn học phí dựa trên điều kiện kinh tế của gia đình. Đem kiến thức cho người khuyết tật là một việc thôi, quan trọng hơn là để cho họ cảm thấy có ích trong cuộc sống của họ. Họ còn được chia sẻ về kinh nghiệm sống. Tôi đang mở rộng dạy cho các bạn khuyết tật trên toàn quốc. Mô hình học online tôi vẫn duy trì”.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có gần 16.000 người khuyết tật. Hàng năm, thành phố Đà Nẵng hỗ trợ vốn vay ưu đãi giúp người khuyết tật phát triển kinh doanh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm ổn định, giúp họ hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

 Ông Trương Công Nghiêm, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND thành phố có những cơ chế cụ thể trong việc đỡ đầu, hỗ trợ cho người khuyết tật khởi nghiệp, vươn lên trong cuộc sống.

“So với nhiều năm trước, hiện nay, người khuyết tật cũng có nhiều tấm gương nỗ lực vươn lên giúp cho nhiều người đồng cảnh ngộ. UBND thành phố Đà Nẵng hỗ trợ các gói an sinh xã hội cho người khuyết tật. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng Ngân hàng Chính sách thành phố hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật, giúp cho họ có nguồn vốn phục hồi lại kinh tế. Chương trình rất hay và rất mới của thành phố. Nguồn hỗ trợ và vay vốn tăng thêm để cho người khuyết tật tự tin hơn, cải thiện đời sống, nhất là trong dịch bệnh”, ông Trương Công Nghiêm cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xưởng may "cô giáo" Hường- chỗ dựa của những người khuyết tật
Xưởng may "cô giáo" Hường- chỗ dựa của những người khuyết tật

VOV.VN - Đã 7 năm nay, cơ sở may của gia đình chị Nghiêm Thị Thu Hường (ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã dạy nghề, tạo việc làm cho gần 100 người khuyết tật, giúp họ thêm tự tin để hòa nhập cộng đồng.

Xưởng may "cô giáo" Hường- chỗ dựa của những người khuyết tật

Xưởng may "cô giáo" Hường- chỗ dựa của những người khuyết tật

VOV.VN - Đã 7 năm nay, cơ sở may của gia đình chị Nghiêm Thị Thu Hường (ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã dạy nghề, tạo việc làm cho gần 100 người khuyết tật, giúp họ thêm tự tin để hòa nhập cộng đồng.

Quảng Bình thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho người khuyết tật
Quảng Bình thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho người khuyết tật

VOV.VN - Sáng 27/10, ngành y tế tỉnh Quảng Bình tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người khuyết tật tại TP. Đồng Hới và một số địa phương trong tỉnh.

Quảng Bình thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho người khuyết tật

Quảng Bình thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho người khuyết tật

VOV.VN - Sáng 27/10, ngành y tế tỉnh Quảng Bình tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người khuyết tật tại TP. Đồng Hới và một số địa phương trong tỉnh.

Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Êđê khuyết tật
Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Êđê khuyết tật

VOV.VN - Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị H’Yar Kbuôr, ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk vẫn luôn nỗ lực vươn lên, tự lực khởi nghiệp với nghề dệt thổ cẩm và may trang phục truyền thống.

Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Êđê khuyết tật

Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Êđê khuyết tật

VOV.VN - Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị H’Yar Kbuôr, ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk vẫn luôn nỗ lực vươn lên, tự lực khởi nghiệp với nghề dệt thổ cẩm và may trang phục truyền thống.