Những thầy thuốc xứ Lạng nơi tâm dịch TP.HCM

VOV.VN - Hơn 40 ngày qua, Đoàn Y tế tỉnh Lạng Sơn đã tình nguyện vào tâm dịch chi viện cho TP.HCM. Họ vẫn đang nỗ lực ngày đêm để cứu người bệnh, nhằm góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh.

 

Khi bác sĩ trẻ Phùng Văn Lai (Bệnh viện Phổi Lạng Sơn) lên đường hỗ trợ cho thành phố Hồ Chí Minh, vợ anh sắp đến ngày sinh. Em bé đã gần đầy tháng, nhưng anh chưa từng được bế con và chỉ có thể ngắm nhìn con gái bé bỏng qua màn hình điện thoại.

Anh cho biết: Thời gian đầu khi mới vào, cơ sở vật chất của bệnh viện nơi đoàn của anh nhận nhiệm vụ còn nhiều thiếu thốn do mới được xây dựng, trong khi rất nhiều bệnh nhân diễn biến nặng nên công tác điều trị gặp vô vàn khó khăn. Công việc cứ diễn ra liên tục, từng ngày, từng giờ mọi người luôn phải tập trung cao độ vào nhiệm vụ chuyên môn của mình.

“Khi thực hiện phát thuốc, phát cháo, phát cơm hay hỗ trợ họ vệ sinh thì nhiều bệnh nhân họ rơi nước mắt và bày tỏ sự cảm kích, khi ấy tôi thực sự rất xúc động. Đa phần các bệnh nhân đều tâm lý hoang mang, vào đây anh em cũng thường xuyên động viên tinh thần, hướng dẫn, trấn an tinh thần cho họ bớt lo lắng. Có những lúc mình ngồi bên cạnh họ hàng giờ đồng hồ để tâm sự với bệnh nhân để họ không cảm thấy thiếu thốn tình cảm khi ở trong viện. Thời gian đầu vào khoảng cuối tháng 7 do cơ sở vật chất thiếu thốn, đoàn cũng chứng kiến khá nhiều những trường hợp bệnh nhân không thể qua khỏi. Những lúc ấy chỉ biết động viên người nhà của họ, mình cũng rất buồn, một cảm giác rất khó tả khi nhìn thấy họ gọi mình. Dù mình đã cố gắng bằng tất cả sức lực, bằng tất cả những gì mình có thể nhưng vẫn không thể cứu được họ”- BS Phùng Văn Lai nói. 

Đoàn Y tế tỉnh Lạng Sơn với 32 cán bộ, điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 6, được phân công thành lập riêng 1 Khoa cấp cứu có nhiệm vụ điều trị hơn 100 bệnh nhân mắc COVID-19 mỗi ngày. Chạy đua với thời gian để nỗ lực điều trị, chăm sóc các bệnh nhân, họ phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh bất cứ lúc nào. Trên thực tế, 1 nữ cán bộ trong đoàn trong lúc thực hiện nhiệm vụ đã không may bị nhiễm bệnh. Nhưng điều đó không khiến họ e dè, sợ sệt, mà trái lại đội ngũ y bác sĩ động viên nhau cùng cố gắng.

“Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng, cả tập thể đều đoàn kết, động viên nhau để cống hiến nhiều hơn nữa cho công tác phòng chống dịch. Chúng tôi sẽ cố gắng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ và mọi người cứ yên tâm.”- (Bác sĩ Đặng Huy Du, Trưởng đoàn Y tế Lạng Sơn hỗ trợ TP.HCM)

Bác sĩ Lương Văn Quý- vừa trở về từ tâm dịch Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã lập tức tiếp tục vào thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho biết: “Một ngày chúng tôi làm 6 tiếng, đến giờ này chúng tôi cũng đã quen việc, mọi thứ đều trong quy trình và sức khỏe của mọi người đều ổn định. Chúng tôi với tinh thần hăng hái, tối về cũng thường xuyên động viên nhau, tổ chức sinh nhật cho nhau rồi cùng nhau hát vang để xua đi mệt mỏi. Mọi người đều thoải mái, không áp lực nhiều. Chúng tôi nhớ nhà lắm, ngày nào cũng điện qua zalo về cho vợ con. Ngày 5/9 con đi khai giảng, vợ cũng gửi ảnh cho xem, nhìn các con đi khai giảng mình cảm động và nhớ vợ con, chỉ biết động viên vợ và các con”.

“Sau lưng là gia đình, phía trước là bệnh nhân”, các bác sĩ vẫn đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh. Điểm tựa gia đình, sự sẻ chia của những người thân yêu chính là động lực lớn nhất, giúp họ thêm vững vàng để chiến thắng trong cuộc chiến đầy nguy hiểm này.

“Hai bạn ở nhà lúc nào cũng nhớ bố đến phát khóc, gọi điện giục bố, bắt bố Trung thu về đưa con đi chơi nhưng mà anh cũng chỉ dám hứa vậy thôi vì công việc chống dịch bây giờ mới thực sự quan trọng. Mình cũng biết những lực lượng tuyến đầu ở nơi tâm dịch như vậy cũng rất khó khăn nên hằng ngày gọi điện cho anh để giúp anh giảm đi áp lực ở trong đó, cũng động viên nhắc nhở anh bảo hộ cho đầy đủ. Hằng ngày mình chăm con, đưa đón con đi học, quán xuyến việc nhà và cũng dặn con thường xuyên gọi điện cho bố để bố giữ tinh thần lạc quan, yên tâm công tác, sớm chiến thắng dịch bệnh để trở về”- chị  Nguyễn Thị Mai, vợ bác sĩ Lương Văn Quý, tâm sự. 

“Khi thấy bệnh nhân họ ổn định, họ khỏe và ra được viện thì đó là niềm vui lớn nhất của đội ngũ y bác sĩ tại đây khi mình đã góp một chút ít công sức nhỏ bé trong công tác chống dịch. Ở đâu cũng có khó khăn, nhưng ai cũng phải gác lại nỗi nhớ người thân gia đình, “chống dịch như chống giặc”, chúng tôi sẽ cố gắng để TP Hồ Chí Minh khỏi bệnh.”- Bác sĩ Phùng Văn Lai, công tác tại Bệnh viện Phổi Lạng Sơn.

Hình ảnh người thầy thuốc không quản ngại gian khổ, nguy hiểm để dấn thân đến nơi tuyến đầu chống dịch là chỗ dựa tinh thần rất lớn cho người bệnh. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đến đây họ đều chung một mục tiêu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại huyện Văn Lãng
Lạng Sơn áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại huyện Văn Lãng

VOV.VN - Sau khi liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định giãn cách xã hội huyện Văn Lãng theo Chỉ thị 16 từ 12h ngày 25/8.

Lạng Sơn áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại huyện Văn Lãng

Lạng Sơn áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại huyện Văn Lãng

VOV.VN - Sau khi liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định giãn cách xã hội huyện Văn Lãng theo Chỉ thị 16 từ 12h ngày 25/8.

Nhân viên y tế ở Hà Nội tiếp tục lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch
Nhân viên y tế ở Hà Nội tiếp tục lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch

VOV.VN - Hai ngày nay, Bệnh viện Hữu nghị và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục cử các y bác sĩ, điều dưỡng vào TP.HCM để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.

Nhân viên y tế ở Hà Nội tiếp tục lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch

Nhân viên y tế ở Hà Nội tiếp tục lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch

VOV.VN - Hai ngày nay, Bệnh viện Hữu nghị và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục cử các y bác sĩ, điều dưỡng vào TP.HCM để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.

Nhiều địa phương tiếp tục điều nhân lực hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19
Nhiều địa phương tiếp tục điều nhân lực hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Sáng nay (26/8), các tỉnh tỉnh Cao Bằng, Khánh Hòa, Quân khu 2 tổ chức lễ xuất quân cho đoàn cán bộ y tế, bộ đội lên đường chi viện TP.HCM đẩy lùi dịch Covid-19.

Nhiều địa phương tiếp tục điều nhân lực hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19

Nhiều địa phương tiếp tục điều nhân lực hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Sáng nay (26/8), các tỉnh tỉnh Cao Bằng, Khánh Hòa, Quân khu 2 tổ chức lễ xuất quân cho đoàn cán bộ y tế, bộ đội lên đường chi viện TP.HCM đẩy lùi dịch Covid-19.