Những thương binh nguyện cống hiến cả đời cho đất nước

VOV.VN - Kết thúc chiến tranh, những người lính lại trở về quê hương, tiếp tục đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.

Với những người lính một thời cống hiến tuổi xuân và một phần xương máu của mình để giành lại độc lập tự do cho dân tộc, trở về đời thường sau cuộc chiến là niềm hạnh phúc rất lớn. Dù chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, họ vẫn luôn vượt qua khó khăn, tiếp tục đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.

Ở tuổi 70, ông Trần Chiến, thương binh hạng 4/4, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân vẫn lấy công việc, giúp đỡ những người khuyết tật làm niềm vui.

Năm 2014, ông Chiến được bầu làm Chủ tịch Hội Người khuyết tật phường. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã vận động đoàn thể, nhân dân, các nhà hảo tâm ủng hộ quỹ hội, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, xóa bỏ mặc cảm, tự ti vươn lên trong cuộc sống.

Ông Trần Chiến, thương binh hạng 4/4
Những việc làm của ông được Hội Cựu chiến binh quận Thanh Xuân biểu dương là tấm gương “Người tốt việc tốt”, cựu chiến binh gương mẫu. Ông Chiến luôn tâm niệm, bản thân ông được trở về sau chiến tranh là niềm hạnh phúc rất lớn nên giúp đỡ được nhiều người, nhất là những người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam được hưởng chính sách của nhà nước là việc nên làm và sẽ làm đến khi không thể làm được nữa.

Ông Chiến tâm sự: “Hiện nay, những người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng ở phường chúng tôi đều được trợ cấp, bảo trợ, có thẻ BHYT, giảm bớt những khó khăn cho những gia đình có người khuyết tật. Việc làm của tôi bằng cái tâm và làm theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Theo gương mẹ, tôi tham gia công tác xã hội, làm những việc thiện cho những con người mà có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật. Tôi làm những việc này từ tâm chứ không mong muốn được tôn vinh hay khen thưởng gì”.

Để trở thành những người thương binh “tàn nhưng không phế”, mỗi thương binh đều cố gắng tiếp tục cống hiến công sức của mình cho đất nước.

Ông Nguyễn Gia Vừa, thương binh nặng hạng 3/4 
Ông Nguyễn Gia Vừa, thương binh nặng hạng 3/4 ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia.

Năm 2012, ông Vừa được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường. Trong nhiều năm, ông kêu gọi hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống thông qua hoạt động vay vốn hơn 3 tỷ đồng và các hoạt động khác.

Ông cũng thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Cũng như những thương binh khác đang âm thầm đóng góp sức mình cho xã hội và sự phát triển chung của đất nước, ông Nguyễn Gia Vừa mong muốn: “Tôi chỉ muốn góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương bằng cách xây dựng Hội Cựu chiến binh của phường thực sự vững mạnh. Tôi sẽ tiếp tục tham gia gánh vác công việc của địa phương. Đóng góp của tôi cũng đã được tổ chức ghi nhận nhưng ngược lại. Tôi thấy rằng trách nhiệm của mình, làm sao cố gắng hơn nữa tiếp tục đóng góp, góp phần tích cực bảo đảm cuộc sống cho bà con được an lành”.

Từng là bác sỹ quân y, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã cứu chữa nhiều đồng đội ở chiến trường miền Trung, Tây Nguyên… sau khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1950, thương binh hạng 3/4 ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội đã thành lập Công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Tây Hồ, tạo việc làm cho nhiều thương bệnh binh và con em của họ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP dược phẩm Tây Hồ, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Hàng năm, ông đều có những chuyến từ thiện, ủng hộ thuốc chữa bệnh cho người dân miền núi, vùng sâu vùng xa và nhân dân tại địa phương nơi ông đang sinh sống.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, luôn đau đáu nỗi niềm với những đồng đội chưa tìm được mộ và những người nhập ngũ do mất giấy tờ nên chưa được công nhận là thương, bệnh binh. Ông mong muốn, thân nhân những gia đình liệt sỹ, có công với cách mạng được hưởng cuộc sống tốt hơn.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hàng chục nghìn tấm gương thương binh ở khắp mọi miền đất nước đã và đang tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn mà không phế”.

Sự lao động cần cù, ý thức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, không đòi hỏi, vẫn vươn lên trong cuộc sống..., đã thật sự giúp họ đẹp hơn trong mắt gia đình và cộng đồng xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai lão nông tố giác thương binh giả đã được khen thưởng
Hai lão nông tố giác thương binh giả đã được khen thưởng

VOV.VN - Chiều nay (23/6), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đã gặp mặt, trao tặng bằng khen cho 2 lão nông "khui" gần 3.000 hồ sơ thương binh giả tại Bắc Ninh. 

Hai lão nông tố giác thương binh giả đã được khen thưởng

Hai lão nông tố giác thương binh giả đã được khen thưởng

VOV.VN - Chiều nay (23/6), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đã gặp mặt, trao tặng bằng khen cho 2 lão nông "khui" gần 3.000 hồ sơ thương binh giả tại Bắc Ninh. 

Tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

VOV.VN - Từ ngày 24 đến 30/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ trên cả nước. 

Tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

VOV.VN - Từ ngày 24 đến 30/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ trên cả nước. 

Họp báo kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ
Họp báo kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ

VOV.VN - Sáng 29/6, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ.

Họp báo kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ

Họp báo kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ

VOV.VN - Sáng 29/6, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ.