Những tình huống say rượu…khó tịch thu phương tiện

VOV.VN- Với người đang lái máy bay, tàu hỏa, tàu thủy mà trong người có nồng độ cồn cao… thì có tịch thu phương tiện không?

Ủy ban ATGT đang đề xuất tịch thu phương tiện xe máy nếu đi vào đường cao tốc và tịch thu ô tô nếu người lái có nồng độ cồn cao. Chưa biết cơ sở pháp lý là thế nào, chỉ xin được đặt ra mấy tình huống sau đây.

Chiếc xe gây tai nạn do ông Lãnh Đức Dũng điều khiển làm 3 người trong một gia đình tử vong liệu có bị tịch thu? (Ảnh: báo Cao Bằng)
1. Ngày 30/1/2015, Bí thư huyện ủy Hà Quảng(Cao Bằng) Lãnh Đức Dũng lái chiếc ô tô gây tai nạn giao thông làm 3 người trong một gia đình chết tại chỗ.

Chiếc ô tô BKS 11A-018.34 do ông Dũng mượn của một người bạn để tham gia giao thông.

Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ông Dũng có thể bị phạt tù bao nhiêu năm, phải bồi thường cho gia đình nạn nhân bao nhiêu tiền, chuyện đó đã có quy định.

Nhưng, chiếc xe BKS 11A-018.34 có bị tịch thu không? Chắc chắn là không, nó phải được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.

Nếu ô tô bị tịch thu  khi “người lái xe có nồng độ cồn”, so với trường hợp của ông Dũng thì không công bằng chút nào. Một đằng gây tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng được trả về cho chủ, một đằng chỉ cần người lái có hơi men, xe đã vô trại chờ đấu giá?

2. Giả sử, anh A cho anh B mượn xe. Anh B đi liên hoan trên đường về có nồng độ cồn trong máu. Chiếc xe bị tịch thu.

Anh B không có tiền nộp phạt tương ứng với chiếc xe.

Anh A muốn đòi lại xe không được mặc dù chẳng có lỗi gì (cả tình và lý). Anh A liền khởi kiện anh B. Thế là lại xảy ra một tranh chấp dân sự, tòa án vào cuộc từ sơ thẩm, phúc thẩm… vụ án có thể kéo dài từ năm này qua năm khác. Hai người tự dưng mất rất nhiều tiền của thời gian, tình nghĩa…

3. Anh C là chủ xe chở khách có ký hợp đồng với anh D lái thuê. Trong hợp đồng có đầy đủ điều khoản “cấm uống rượu khi lái xe”. Nhưng vì một lý do nào đó, anh D uống rượu có nồng độ cồn khi điều khiển xe của anh C. Xe bị tịch thu, anh C là chủ sở hữu xe … bỗng dưng bị truất quyền sở hữu tài sản trị giá hàng tỉ đồng…

4. Anh Đ lái xe công cho cơ quan X. Trong một lần gặp bạn, anh có uống rượu rồi lái xe đến cơ quan. Xe bị tịch thu, sung công quỹ, bán đấu giá. Cả cơ quan bị ảnh hưởng chỉ vì người tài xế uống rượu. Chiếc xe có giá trị hơn 1 tỉ đồng. Lương của anh Đ khoảng 5 triệu. Anh ta phải làm 20 năm mới đủ trả nợ cơ quan. Còn cơ quan X (nếu không đòi được) sẽ phải khởi kiện anh Đ, nhờ tòa án can thiệp.

Nhiều người đặt câu hỏi: Với người đang lái máy bay, tàu hỏa, tàu thủy mà trong người có nồng độ cồn cao… thì có tịch thu phương tiện không?

Chỉ nồng độ cồn mới bị tịch thu phương tiện, vậy người lái xe mà trong máu có chất ma túy thì phương tiện có bị tịch thu không?

Sẽ không có câu trả lời thỏa đáng!

5. Chiếc xe bị tịch thu phải qua cơ man nào là thủ tục: Bắt quả tang, tạm giữ, lập biên bản, công văn trình cấp huyện, công văn trình cấp tỉnh, ra quyết định tịch thu… giải quyết khiếu nại; khởi kiện hành chính về quyết định tịch thu xe.

Lại một quy trình xử lý: Xây dựng bãi, kho chứa xe; thành lập hội đồng thẩm định, thông báo bán đấu giá, đấu giá (nếu có)….

Cả một bộ máy vào cuộc với chi phí hết sức tốn kém.

6. Người ta sẽ tìm mọi cách, mọi quan hệ để chạy chọt, nhờ cậy, xin xỏ. Trước hết là ranh giới giữa xử phạt tiền với tịch thu xe. Ai cũng chọn phương án phạt tiền và “phạt tiền mà không có biên lai”. Thế là bất bình đẳng xã hội, là tiêu cực xảy ra liên miên, và không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện những chiêu trò mới, những nhóm “cò mồi”, “chạy” tịch thu xe.

Đó là những hệ lụy tiêu cực hoàn toàn có thể xảy ra.

7. Điều đáng nói là giảm tai nạn giao thông phải đồng bộ. Bắt đầu từ nâng cao ý thức tham gia giao thông, cải thiện kết cấu hạ tầng; đào tạo sát hạch lái xe nghiêm túc, thực thi công vụ đúng luật…, chứ không phải cứ ban hành thật nhiều quy định “phạt nặng” mà giảm được tai nạn giao thông.

Thậm chí ban hành thật nhiều quy định chỉ làm “mồi” cho những người thực thi công vụ biến chất vặn vẹo, xăm xoi, cửa quyền, nhận hối lộ.

Một qui định khi xây dựng cần tính đến khả năng thực thi trên thực tế và hiệu quả nhiều mặt của nó, nếu không nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường, khiến luật bị nhờn hoặc bị lạm dụng.

Thay vì tịch thu phương tiện vì người điều khiển có độ cồn vượt quá mức cho phép, sao không nghĩ tới việc phạt thật nặng: cả bằng tiền, cả bằng các biện pháp hành chính khác (thậm chí là cấm lái xe vĩnh viễn). Như vậy có hơn không?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư huyện ủy lái xe gây tai nạn chết 3 người
Bí thư huyện ủy lái xe gây tai nạn chết 3 người

Các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng đã thống nhất để ông Lãnh Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Hà Quảng, Cao Bằng tạm ngừng công tác để khắc phục hậu quả.

Bí thư huyện ủy lái xe gây tai nạn chết 3 người

Bí thư huyện ủy lái xe gây tai nạn chết 3 người

Các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng đã thống nhất để ông Lãnh Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Hà Quảng, Cao Bằng tạm ngừng công tác để khắc phục hậu quả.

Đề xuất tịch thu xe của người say rượu: Độc giả băn khoăn tính khả thi
Đề xuất tịch thu xe của người say rượu: Độc giả băn khoăn tính khả thi

VOV.VN - Việc tịch thu xe khi vi phạm về nồng độ cồn còn làm phát sinh nhiều hệ lụy như hối lộ để cảnh sát giao thông “bỏ qua” vi phạm, khiếu nại, khởi kiện...

Đề xuất tịch thu xe của người say rượu: Độc giả băn khoăn tính khả thi

Đề xuất tịch thu xe của người say rượu: Độc giả băn khoăn tính khả thi

VOV.VN - Việc tịch thu xe khi vi phạm về nồng độ cồn còn làm phát sinh nhiều hệ lụy như hối lộ để cảnh sát giao thông “bỏ qua” vi phạm, khiếu nại, khởi kiện...

Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật
Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật

VOV.VN -Theo pháp luật hiện hành, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tịch thu bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật

Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật

VOV.VN -Theo pháp luật hiện hành, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tịch thu bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Ông Khuất Việt Hùng: “Luật đã quy định về việc tịch thu xe vi phạm“
Ông Khuất Việt Hùng: “Luật đã quy định về việc tịch thu xe vi phạm“

VOV.VN -“Chúng ta đưa ra chế tài có tính răn đe nhưng mục tiêu không phải để xử phạt công dân của mình mà là biện pháp giáo dục”, ông Khuất Việt Hùng nói.

Ông Khuất Việt Hùng: “Luật đã quy định về việc tịch thu xe vi phạm“

Ông Khuất Việt Hùng: “Luật đã quy định về việc tịch thu xe vi phạm“

VOV.VN -“Chúng ta đưa ra chế tài có tính răn đe nhưng mục tiêu không phải để xử phạt công dân của mình mà là biện pháp giáo dục”, ông Khuất Việt Hùng nói.

Vì sao chưa khởi tố vụ án Bí thư Huyện ủy gây tai nạn?
Vì sao chưa khởi tố vụ án Bí thư Huyện ủy gây tai nạn?

Ông Nguyễn Viết Huấn, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện CQĐT vẫn chưa có quyết định khởi tố vụ án

Vì sao chưa khởi tố vụ án Bí thư Huyện ủy gây tai nạn?

Vì sao chưa khởi tố vụ án Bí thư Huyện ủy gây tai nạn?

Ông Nguyễn Viết Huấn, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện CQĐT vẫn chưa có quyết định khởi tố vụ án