Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc nhằm triển khai cơ chế vượt trội cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều ngày 7/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với TP.HCM triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. 

Tham dự cuộc làm việc có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP.HCM. 

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo về phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi báo cáo về công tác chuẩn bị triển khai Nghị quyết. 

Tại Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã giao: “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo ban hành Nghị quyết của Quốc hội (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội) để cho phép thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển TP Hồ Chí Minh. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Thành phố để hoàn chỉnh Đề án ban hành Nghị quyết mới về thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển Thành phố trình Quốc hội”.

Ngày 19/4/2023, Chính phủ đã có Tờ trình số 125/TTr-CP trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV (ngày 24/6/2023), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2023.

Nghị quyết này đã nhận được sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội, kết quả biểu quyết thông qua đạt tỷ lệ 97,3%. Nghị quyết quy định 44 cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có 07 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017/QH14; 04 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 06 cơ chế được đưa vào các dự án Luật đang trình Quốc hội và 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TPHCM được áp dụng. Đây là Nghị quyết quy định số lượng cơ chế, chính sách đặc thù lớn nhất từ trước đến nay được Quốc hội thông qua.

Tại Nghị quyết, Quốc hội đã giao Chính phủ 04 nhiệm vụ. 

Thứ nhất, ban hành Nghị định quy định chi tiết với 3 nội dung: (i) quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT; (ii) miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố; (iii) việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường.

Thứ hai, tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết vào năm 2026, tổng kết vào năm 2028.

Thứ ba, chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Thành phố cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố.

Thứ tư, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển Thành phố. Mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố so với các quy định hiện hành. 

Nghị quyết cũng giao Thủ tướng Chính phủ 01 nhiệm vụ: ban hành quy định phân cấp, trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM đã chủ động, tích cực triển khai, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội. 

Cũng theo Nghị quyết, các bộ ngành liên quan có 3 nhiệm vụ, HĐND TPHCM có 14 nhiệm vụ, UBND TPHCM có 6 nhiệm vụ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ban hành nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM
Ban hành nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Ban hành nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM

Ban hành nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Còn nhiều hạn chế trong thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM
Còn nhiều hạn chế trong thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa có báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM gắn với Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

Còn nhiều hạn chế trong thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Còn nhiều hạn chế trong thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa có báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM gắn với Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

Nghị quyết mới là chìa khóa để TP.HCM bứt phá
Nghị quyết mới là chìa khóa để TP.HCM bứt phá

VOV.VN - Theo TS. Trần Du Lịch, Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 ra đời cộng với sự chuẩn bị về hạ tầng đô thị, nhất là giao thông, 2 điểm nghẽn lớn nhất của Thành phố là thể chế và hạ tầng sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới.

Nghị quyết mới là chìa khóa để TP.HCM bứt phá

Nghị quyết mới là chìa khóa để TP.HCM bứt phá

VOV.VN - Theo TS. Trần Du Lịch, Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 ra đời cộng với sự chuẩn bị về hạ tầng đô thị, nhất là giao thông, 2 điểm nghẽn lớn nhất của Thành phố là thể chế và hạ tầng sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới.