Nỗ lực tạo sân chơi cho trẻ vào dịp hè

VOV.VN - Cùng với niềm vui được xả hơi sau thời gian học tập vất vả của con trẻ là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh trong việc tìm ra sân chơi an toàn, bổ ích mỗi khi hè về…

Thiếu sân chơi lành mạnh cho trẻ

Sau khi nhận được thông báo nghỉ hè của con, chị Nguyễn Thanh Hà (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại lo lắng: “Con gái tôi vừa nghỉ hè, chuẩn bị lên lớp 7. Tôi chưa biết phải xoay sở như thế nào vì ở nhà một mình không an toàn. Ở cơ quan mà suốt ngày phải soi camera để nhắc nhở con bớt xem tivi và ngủ nghỉ đúng giờ”.

Đồng cảnh với chị Hà, anh Nguyễn Hồng Phúc (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chưa biết làm thế nào để con trai 8 tuổi của mình có kỳ nghỉ hè bổ ích. Anh chia sẻ: “Ở khu tập thể nhà tôi có sân chơi nhưng hầu hết bị người bán hàng rong đóng chiếm hết. Các cháu hầu như không được chơi, mà có ra ngoài đó chơi thì mùi cá tôm tanh tưởi cũng khiến các cháu sợ mà không dám đến gần”.

Hiện nay, các điểm vui chơi, sinh hoạt hè, hay một không gian mở dành cho sinh hoạt cộng đồng còn thiếu, môi trường và không gian dành riêng cho trẻ em rất hạn hẹp. Cho dù những năm gần đây, chính quyền địa phương tại Hà Nội đã cùng với người dân nỗ lực tìm cách để có thêm nhiều sân chơi ngoài trời cho trẻ em nhưng không đơn giản.

“Thường thì gia đình tôi chỉ đưa cháu đến khu trung tâm thương mại để chơi vào cuối tuần vì giá cả ở đó cũng khá đắt”, anh Phúc chia sẻ thêm.

Thực trạng trên cũng là nỗi lòng của rất nhiều gia đình tại các thành phố, khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sân chơi cho trẻ em đã thiếu còn bị người lớn chiếm dụng. Nhiều sân chơi bị người lớn chiếm dụng vào mục đích khác cho nên trẻ em không thể tiếp cận, hoặc bị hàng quán lấn chiếm, hoặc sân chơi không bảo đảm an toàn cho các em như thiếu ánh sáng, quá gần đường giao thông mà không có rào chắn; xa khu dân cư, dẫn đến nguy cơ trẻ bị quấy rối, bắt nạt, bị xâm hại; thiết kế của sân chơi không phù hợp và chưa đáp ứng cho các em ở các độ tuổi; không bố trí thùng rác và nhà vệ sinh...

Tại khu dân cư đường Hoa Bằng (Nguyễn Khang, Cầu Giấy) nơi có hẳn sân vui chơi rất rộng rãi cho trẻ em đã bị các tiểu thương chiếm đóng cả ngày. Các hàng quán bày la liệt đủ. Tận dụng những thiết bị vui chơi, các tiểu thương ngang nhiên để đồ lên đó. Khi được hỏi về địa điểm vui chơi cho trẻ em, chị Mai (bán hàng ăn sẵn) thản nhiên: “Bao nhiêu năm nay rồi, bọn tôi cứ bán ở đây. Đồ đạc để đây rồi mai bán tiếp. Trẻ con giờ cũng không chơi nhiều ở đây đâu”.

Các lớp học cho trẻ nở rộ vào hè

Thấu hiểu nỗi lo của cha mẹ không có sân chơi an toàn, lành mạnh cho con vào dịp hè, nhiều trung tâm đã mở ra nhiều lớp học đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và tạo ra môi trường học tập thoải mái, bổ ích cho các bé. Những năm gần đây, những lớp học văn hóa dần được thay thế bằng lớp học kỹ năng mềm.

Ngay dưới tòa chung cư của mình có rất nhiều lớp bán trú vào hè. Ở lớp các cô cũng cho con học nhiều kỹ năng mềm mà mình thấy rất hữu ích như kĩ năng sinh tồn, kỹ năng cải thiện giọng nói, kỹ năng nấu ăn, bơi lội. Vì vậy mà hè này mình cũng đăng ký 2 khóa học cho con để giúp con có thể vui chơi an toàn, lại có thêm nhiều kiến thức hữu ích”, chị Nguyễn Minh Huệ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết.

Nhiều lớp học khác như khóa học quân đội, khóa tu mùa hè cũng được nhiều phụ huynh quan tâm vì các hoạt động thiết thực, giúp con trưởng thành hơn về nhận thức.

Chị Nguyễn Thu Hằng, có con đang học lớp 8 trường THCS Nhân Chính (quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Các phụ huynh trong lớp con đều thống nhất sẽ cho các con học khóa tu mùa hè ở chùa Pháp Vân. Sau 2 tuần đi học về, mình thấy con có sự thay đổi rõ rệt. Con sống kỷ luật và yêu thương, giúp đỡ bố mẹ và em trai nhiều hơn. Khóa học thực sự rất bổ ích”.

Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều trung tâm cũng đăng tuyển, chiêu sinh các khóa học hè để phụ huynh đăng ký cho con, với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 2-10 triệu đồng/khóa.

Các chuyên gia cho rằng, để kỳ nghỉ hè của con không là "nỗi lo" của cha mẹ, mỗi gia đình cần phải lên kế hoạch hài hòa giữa mong muốn của con cái và cha mẹ. Các phụ huynh hãy tạo cho con một kỳ nghỉ hè nhiều trải nghiệm đúng nghĩa với tuổi thơ của con./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sân chơi khu tập thể bị biến thành “chợ cóc” giữa thủ đô
Sân chơi khu tập thể bị biến thành “chợ cóc” giữa thủ đô

VOV.VN - Sân chơi khu tập thể Vĩnh Hồ (thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng thành nơi buôn bán và tập kết hàng hóa. Tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng thiếu sự vào cuộc của chính quyền địa phương sở tại.

Sân chơi khu tập thể bị biến thành “chợ cóc” giữa thủ đô

Sân chơi khu tập thể bị biến thành “chợ cóc” giữa thủ đô

VOV.VN - Sân chơi khu tập thể Vĩnh Hồ (thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng thành nơi buôn bán và tập kết hàng hóa. Tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng thiếu sự vào cuộc của chính quyền địa phương sở tại.

Sân chơi khu tập thể ở Hà Nội thành nơi bán hàng, tập kết hàng hóa
Sân chơi khu tập thể ở Hà Nội thành nơi bán hàng, tập kết hàng hóa

VOV.VN - Sân chơi khu tập thể Vĩnh Hồ (thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng thành nơi buôn bán và tập kết hàng hóa.

Sân chơi khu tập thể ở Hà Nội thành nơi bán hàng, tập kết hàng hóa

Sân chơi khu tập thể ở Hà Nội thành nơi bán hàng, tập kết hàng hóa

VOV.VN - Sân chơi khu tập thể Vĩnh Hồ (thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng thành nơi buôn bán và tập kết hàng hóa.

Cận cảnh sân chơi nhếch nhác, ngập rác giữa Thủ đô
Cận cảnh sân chơi nhếch nhác, ngập rác giữa Thủ đô

VOV.VN - Người dân phường Nam Đồng phản ánh, 1 tháng mới thấy công nhân vệ sinh dọn dẹp 1-2 lần nên sân chơi Hồ Đắc Di luôn trong tình trạng bị rác thải bủa vây. Không những thế, các dụng cụ tập thể dục cho người già và vui chơi cho trẻ nhỏ đã bị hư hỏng nặng.

Cận cảnh sân chơi nhếch nhác, ngập rác giữa Thủ đô

Cận cảnh sân chơi nhếch nhác, ngập rác giữa Thủ đô

VOV.VN - Người dân phường Nam Đồng phản ánh, 1 tháng mới thấy công nhân vệ sinh dọn dẹp 1-2 lần nên sân chơi Hồ Đắc Di luôn trong tình trạng bị rác thải bủa vây. Không những thế, các dụng cụ tập thể dục cho người già và vui chơi cho trẻ nhỏ đã bị hư hỏng nặng.

Sân chơi Hồ Đắc Di (Hà Nội) nhếch nhác do không được chăm sóc
Sân chơi Hồ Đắc Di (Hà Nội) nhếch nhác do không được chăm sóc

VOV.VN - Theo người dân, 1 tháng mới thấy công nhân vệ sinh dọn dẹp 1-2 lần nên sân chơi Hồ Đắc Di luôn trong tình trạng bị rác thải bủa vây. Không những thế, các dụng cụ tập thể dục cho người già và vui chơi cho trẻ nhỏ đã bị hư hỏng nặng.

Sân chơi Hồ Đắc Di (Hà Nội) nhếch nhác do không được chăm sóc

Sân chơi Hồ Đắc Di (Hà Nội) nhếch nhác do không được chăm sóc

VOV.VN - Theo người dân, 1 tháng mới thấy công nhân vệ sinh dọn dẹp 1-2 lần nên sân chơi Hồ Đắc Di luôn trong tình trạng bị rác thải bủa vây. Không những thế, các dụng cụ tập thể dục cho người già và vui chơi cho trẻ nhỏ đã bị hư hỏng nặng.

Giải bài toán “khát” sân chơi cho trẻ em
Giải bài toán “khát” sân chơi cho trẻ em

VOV.VN - Tình trạng thiếu sân chơi dành cho trẻ em ở Hà Nội đã tồn tại từ nhiều năm nay. Mỗi kỳ nghỉ hè, việc tìm không gian cho trẻ vui chơi an toàn cho trẻ em là bài toán khó của nhiều gia đình ở Hà Nội.

Giải bài toán “khát” sân chơi cho trẻ em

Giải bài toán “khát” sân chơi cho trẻ em

VOV.VN - Tình trạng thiếu sân chơi dành cho trẻ em ở Hà Nội đã tồn tại từ nhiều năm nay. Mỗi kỳ nghỉ hè, việc tìm không gian cho trẻ vui chơi an toàn cho trẻ em là bài toán khó của nhiều gia đình ở Hà Nội.

Thiếu sân chơi ngày hè: Nỗi buồn của trẻ, nỗi lo của người lớn
Thiếu sân chơi ngày hè: Nỗi buồn của trẻ, nỗi lo của người lớn

VOV.VN - Thiếu vườn hoa, sân chơi là vấn đề diễn ra nhiều năm nay ở Hà Nội. Những khu đất vốn dĩ được dùng để xây dựng khu vui chơi cho trẻ đã bị sử dụng sai mục đích, trở thành nơi kinh doanh, buôn bán, bãi đỗ xe...

Thiếu sân chơi ngày hè: Nỗi buồn của trẻ, nỗi lo của người lớn

Thiếu sân chơi ngày hè: Nỗi buồn của trẻ, nỗi lo của người lớn

VOV.VN - Thiếu vườn hoa, sân chơi là vấn đề diễn ra nhiều năm nay ở Hà Nội. Những khu đất vốn dĩ được dùng để xây dựng khu vui chơi cho trẻ đã bị sử dụng sai mục đích, trở thành nơi kinh doanh, buôn bán, bãi đỗ xe...