Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình

Nơi gặp gỡ của những người yêu chuộng hòa bình

VOV.VN - Vùng đất Quảng Trị đã trở thành “vùng đất thiêng”, một biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Đến Quảng Trị hôm nay, ngoài những Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, địa đạo Vịnh Mốc… đã đi vào lịch sử thì mọi người dễ nhìn thấy nhiều cánh rừng cao su xanh tít tắp, những làng chài trù phú, khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt…. Những hình ảnh đó cho thấy một mảnh đất tưởng chừng không còn sự sống sau chiến tranh, Quảng Trị đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm đến của những người yêu chuộng hòa bình.

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Cách đây một năm, ngày 28/7/2019, chính quyền và người dân Quảng Trị đón tiếp một vị khách đặc biệt. Đó là lần đầu tiên, một chính khách Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ngài Daniel Kritenbrink đã đến viếng, thắp hương các liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Chỉ trong khoảng 30 phút Đại sứ Mỹ có mặt ở đây đã gửi đến thông điệp khép lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai hợp tác và phát triển. Đại sứ Daniel Kritenbrink khẳng định “Thông điệp chính của chuyến thăm này là hai nước Việt Nam và Mỹ đã hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là sự hợp tác chung trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Chuyến thăm đến nghĩa trang trường Sơn là để bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã hi sinh vì lòng yêu nước”.

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị và Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink trên cầu Hiền Lương.

Hôm ấy, cuộc trò chuyện thú vị giữa Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam và Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink diễn ra ngay trên chiếc cầu Hiền Lương. Chiếc cầu này là chứng tích sống động trong suốt 21 năm chia cắt 2 miền Bắc – Nam. Hai ông dừng chân trên cầu và bắt chặt  tay nhau, cùng nói về những dự tính tương lai. Ông Hoàng Nam nhớ lại “Chúng tôi đã cùng nhau nói những câu chuyện về các hoạt động hòa giải, hợp tác, hữu nghị giữa hai bên diễn ra tại Quảng Trị. Trong câu chuyện, chúng tôi cùng mong muốn tiếp tục giữ gìn và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai bên. Trong quá trình bước tới tương lai, lịch sử luôn nhắc nhở chúng ta không bao giờ lặp lại những đau thương trong quá khứ”.

Đất và người Quảng Trị từng chịu đựng nỗi đau chia cắt đất nước. Mảnh đất này cũng là nơi hội tụ khát vọng hòa bình của của Nhân dân Quảng Trị cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa Vì Hòa Bình cũng là mong ước của nhiều người yêu chuộng hòa bình.

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Thả hoa đăng trên dòng sông Thạch Hãn.

Từng tham gia chiến đấu và bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972, cựu chiến binh Nguyễn Thanh Bình nhớ lại ngày ấy, cả thị xã Quảng Trị hơn 1 vạn ngôi nhà rợp bóng cây phượng vĩ, nhưng sau 81 ngày đêm, tất cả đã bị san phẳng, không còn một bóng cây nào. Mấy chục năm qua, ông ở lại vùng đất này, trồng thật nhiều cây xanh những mong che mát cho linh hồn đồng đội. Ông Bình mong ước xây dựng Quảng Trị thành một đô thị xanh thanh bình bên dòng sông Thạch Hãn.

Ông Bình nói: “Tôi có suy nghĩ rằng, phải trồng thật nhiều cây, trước hết là cây bóng mát làm đẹp lại cho thị xã. Mong ước rằng thị xã Quảng Trị trở thành thành phố hòa bình”.

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Du khách viếng thành cổ Quảng Trị.

Đi lên từ đổ nát chiến tranh, lại nằm ở khu vực thời tiết khắc nghiệt nhưng đến nay, tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Thu nhập bình quân của người dân Quảng Trị đạt 54 triệu đồng/người, đứng thứ 2 ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, các hộ chính sách có đời sống ngang bằng và cao hơn mức sống của người dân trong khu vực. Có được kết quả này, theo ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị là do địa phương biết dựa vào nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương cùng các bộ, ngành.

Quảng Trị là nơi chia cắt đất nước trong hai thập kỷ chiến tranh; là mảnh đất chịu nhiều đau thương, mất mát được cả nhân loại biết đến. Tỉnh đã có chủ trương sẽ tổ chức một festival “Vì Hòa Bình” với nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; thu hút du khách trong nước và quốc tế; kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho rằng “Kết thúc chiến tranh, Quảng Trị không còn gì. Nỗi đau quá lớn! Và khi nỗi đau càng lớn thì khát vọng hòa bình càng lớn bấy nhiêu.

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Cánh chim bồ câu, biểu tượng hòa bình ở trên cầu Hiền Lương.

Vì trong sâu thẳm nỗi đau ấy, người ta mong ước được một ngày hòa bình, người ta khát vọng hòa bình, độc lập đó. Đó cũng là mệnh lệnh như là của tiền nhân nhắc nhở là phải khơi nó lên”

Giờ đây, hai tiếng "Quảng Trị" không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành biểu tượng vì hòa bình của của dân tộc Việt Nam. Khát vọng hòa bình cũng chính là tâm nguyện của anh linh liệt sỹ, nạn nhân chiến tranh. Với mong muốn mảnh đất này trở thành nơi gặp gỡ của những người yêu chuộng hòa bình, tỉnh Quảng Trị đã lập đề án Festival "Vì Hòa Bình".

Đổi thay ở đôi bờ giới tuyến năm xưa.

Lễ hội thống nhất non sông tại đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải.

Việc tổ chức Festival “Vì Hòa Bình” tại tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Theo đề án vừa xây dựng, festival này được tổ chức vào tháng 7 tại tỉnh Quảng Trị, định kỳ hai năm một lần, có quy mô quốc gia và quốc tế và nằm trong danh mục các sự kiện văn hóa lớn của quốc gia. Ở đó, các giá trị hòa bình được tôn vinh, ngăn chặn mọi nguy cơ chiến tranh, chuyển tải thông điệp về hòa bình của nhân dân Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh
Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh

VOV.VN - Chiến tranh tàn khốc với nhiều hy sinh, mất mát nên hòa bình trở thành khát vọng cháy bỏng của mỗi người dân Quảng Trị và của cả dân tộc Việt Nam.

Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh

Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh

VOV.VN - Chiến tranh tàn khốc với nhiều hy sinh, mất mát nên hòa bình trở thành khát vọng cháy bỏng của mỗi người dân Quảng Trị và của cả dân tộc Việt Nam.

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Việc vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Việc vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ông Kim đến Hà Nội với khát vọng hoà bình, thịnh vượng
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ông Kim đến Hà Nội với khát vọng hoà bình, thịnh vượng

VOV.VN - Chủ tịch Kim Jong Un rất cần Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt nhưng đổi lại, ông cũng cần đưa ra những nhượng bộ trong Thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ông Kim đến Hà Nội với khát vọng hoà bình, thịnh vượng

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ông Kim đến Hà Nội với khát vọng hoà bình, thịnh vượng

VOV.VN - Chủ tịch Kim Jong Un rất cần Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt nhưng đổi lại, ông cũng cần đưa ra những nhượng bộ trong Thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.