Nỗi lo cháy nổ trong mùa nắng nóng ở Hà Nội

VOV.VN - Liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nặng nề về người và tài sản gần đây cho thấy, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nếu tình trạng chủ quan, lơ là không kịp thời được khắc phục thì nguy cơ cháy nổ vẫn còn tiếp diễn.

Những ngày qua, hậu quả về vụ cháy xảy ra tại số 116, B9 Kim Liên, ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa vẫn còn ám ảnh nhiều người, đặc biệt là những người hàng xóm, láng giềng chứng kiến vụ cháy. Rạng sáng ngày 21/4, trong phút chốc, ngọn lửa đã bao trùm căn nhà ba tầng, lấy đi sinh mạng của 5 người trong một gia đình (trong đó có cả người già và trẻ nhỏ).

Vụ cháy tại B9, khu tập thể Kim Liên chỉ là một trong nhiều vụ cháy xảy ra trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm đến nay, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đó là vụ cháy tại tại số 7, ngách 197/37 đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, vụ cháy căn hộ tầng 17, tòa R1, chung cư Gamuda The One Residence, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, vụ cháy tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm làm 1 người chết, 3 người bị thương và vụ cháy tại số 43 phố Bát Đàn, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (ngày 2/4) làm 1 người chết.

Qua các vụ cháy có thể thấy, nguy cơ cháy nổ tại khu dân cư đang trên địa bàn Hà Nội luôn ở mức báo động. Đó là thực trạng phố nhỏ, ngõ nhỏ, ý thức người dân về phòng cháy, chữa cháy chưa cao, tại các dãy nhà trọ, chủ nhà hầu như bỏ quên công tác này. Với trên 1200 tuyến phố, ngõ nhỏ, có những ngõ nhỏ sâu hàng trăm mét, việc tiếp cận của xe chữa cháy là điều không thể. Trong khi đó, tại các dãy nhà ống, nhà tập thể cũ, tình trạng “chuồng cọp” được hàn kiên cố, không lối thoát nạn, nên khi xảy ra cháy, ngôi nhà gần như bị bịt kín hoàn toàn.

Ông Nguyễn Quang Sơn, Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên, quận Đống Đa cho biết: "Có nhiều bất cập mà chúng ta phải đồng lòng chung tay để khắc phục về công tác phòng cháy chữa cháy không riêng gì ở phường Kim Liên mà nhiều nơi trên thành phố".

Bên cạnh nhà dân ở trong ngõ ngách, với tình trạng “chuồng cọp” vây kín thì nhà cao tầng cũng đang là nỗi lo của Hà Nội khi xảy ra hoả hoạn. Thống kê cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1400 công trình nhà cao tầng, trong đó có nhiều nhà cao từ 30 đến 40 tầng ở khắp các quận, huyện. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu xảy ra cháy tại các toà nhà này, nhất là ở các tầng cao thì việc tiếp cận vô cùng khó khăn. Bởi, xe thang chuyện dụng chữa  cháy chỉ có thể vươn tới tầng 14-15 của toà nhà. Vậy phải chăng việc chữa cháy cho các căn hộ từ tầng 15 trở lên bằng thang chuyên dụng là hoàn toàn bị bỏ ngỏ? Trong khi đó, hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại chỗ như: cảm biến khói, báo cháy tự động, bình bột chữa cháy, họng tiếp nước… không phải nơi nào cũng có.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó giám đốc Chi nhánh dịch vụ nhà ở Linh Đàm, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên cho biết: "Việc phòng cháy chữa cháy tạ nhà cao tầng phải được quan tâm đặc biệt, không được chủ quan. Phải chú trọng đến công tác bảo trì bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa  cháy"...

Liên tiếp các vụ cháy gây thiệt hại về người và tài sản thời gian qua cho thấy, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp. Thực trạng đó phần nào được ngăn chặn khi mỗi người dân, chủ doanh nghiệp luôn có ý thức trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Các cơ quan chức năng cũng cần quyết liệt hơn trong việc kiên quyết không cấp phép cho những dự án chung cư cao tầng không đủ năng lực chữa cháy cho toàn bộ các tầng trong tòa nhà, đặc biệt, cần tập trung công tác tuyên truyền và quyết liệt hơn trong việc xử lý những cá nhân cố tình vi phạm Luật Phòng cháy, chữa cháy. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng
Giải pháp phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

VOV.VN - Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa hỏa hoạn, bảo vệ tính mạng và tài sản.

Giải pháp phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Giải pháp phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

VOV.VN - Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa hỏa hoạn, bảo vệ tính mạng và tài sản.

Nổ trạm điện, lửa cháy lan sang showroom ô tô ở TP.HCM
Nổ trạm điện, lửa cháy lan sang showroom ô tô ở TP.HCM

VOV.VN - Sau một tiếng nổ lớn, một trạm điện trên đường Phạm Hùng thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM bất ngờ bốc cháy dữ dội rồi lan sang một showroom ô tô kế bên. 

Nổ trạm điện, lửa cháy lan sang showroom ô tô ở TP.HCM

Nổ trạm điện, lửa cháy lan sang showroom ô tô ở TP.HCM

VOV.VN - Sau một tiếng nổ lớn, một trạm điện trên đường Phạm Hùng thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM bất ngờ bốc cháy dữ dội rồi lan sang một showroom ô tô kế bên. 

Phòng chống cháy nổ cho nhà ống, ngõ nhỏ: Mở lối thoát hiểm thế nào?
Phòng chống cháy nổ cho nhà ống, ngõ nhỏ: Mở lối thoát hiểm thế nào?

VOV.VN - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định nhà ở phải có tối thiểu 1 lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Việc áp dụng quy định mới sẽ giúp ích gì cho việc phòng chống cháy nổ, nhất là tại những khu vực mật độ xây dựng dày đặc, diện tích nhỏ hẹp?

Phòng chống cháy nổ cho nhà ống, ngõ nhỏ: Mở lối thoát hiểm thế nào?

Phòng chống cháy nổ cho nhà ống, ngõ nhỏ: Mở lối thoát hiểm thế nào?

VOV.VN - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định nhà ở phải có tối thiểu 1 lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Việc áp dụng quy định mới sẽ giúp ích gì cho việc phòng chống cháy nổ, nhất là tại những khu vực mật độ xây dựng dày đặc, diện tích nhỏ hẹp?