Nỗi lo chọn mua sách giáo khoa cho năm học mới

VOV.VN - Để chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, nhiều phụ huynh và học sinh tại Đắk Lắk đang gấp rút tìm mua sách giáo khoa (SGK), nhất là SGK các khối lớp 3, 7, 10. Nhiều phụ huynh lo ngại sẽ thiếu sách khi đây là năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Năm nay, ông Đỗ Hùng Thuần, Phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột không trực tiếp đi mua SGK cho con của mình mà phải nhờ. Ông Thuần cho biết, năm nay áp dụng theo chương trình cải cách mới, SGK hiện có 3 bộ được các nhà sách cung ứng gồm bộ Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, và trường nơi con mình theo học yêu cầu mua các đầu sách từ nhiều bộ khác nhau.

Điều này gây khó  khăn cho ông Thuần khi tìm mua: “Mỗi trường khác nhau có những bộ sách khác nhau, phải nhờ mấy cô nhân viên lựa chọn, chứ bố mẹ thì chịu rồi, không biết chọn như thế nào hết lấy làm sao cho đủ bộ cho cháu học”. 

Còn với những học sinh như em Phan Ngọc Hân, học sinh lớp 7A4, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, huyện Cư M’gar dù đã được nhà trường phổ biến danh mục các đầu sách cần mua nhưng để mua được đủ sách, em đã nhờ ba mẹ chở tận lên nhà sách ở thành phố Buôn Ma Thuột: “Em đến từ huyện Cư M’gar, khi lên đây em rất bối rối khi phải lựa chọn nhiều sách như chân trời sáng tạo, kết nối tri thức, cánh diều. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của nhà trường em đã lựa chọn được bộ sách phù hợp”.

Theo Quyết định 1360 ngày 16/6/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt danh mục SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh, đối với khối lớp 3 là 21 tên sách; lớp 7 gồm 26 tên sách; riêng lớp 10 có 44 tên sách của cả 3 bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với tổng cộng 138 đầu sách, kể cả sách tự chọn và sách bắt buộc.

Ông Trương Văn Băng, Giám đốc Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Đắk Lắk cho biết, để đảm bảo việc cung ứng SGK cho năm học mới, nhất là đối với các khối lớp áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Đắk Lắk đã huy động toàn bộ nhân lực; trang bị thêm quầy kệ; tổ chức tập huấn cho nhân viên để tư vấn giúp phụ huynh, học sinh và các đại lý lựa chọn, đặt mua sách phù hợp.

“Các trường, địa bàn các huyện, thành phố, thị xã, các trường chọn sách là khác nhau và không đồng bộ, cho nên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng công ty đã cam kết với Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam là công ty sẽ cung ứng đầy đủ SGK, sách bài tập cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk , không để thiếu sách cục bộ, bất cứ địa bàn nào trong năm học 2022-2023”, ông Băng nói.

Việc trang bị SGK cho năm học mới luôn là nỗi bận tâm của các bậc phụ huynh, học sinh. Vì vậy, để hỗ trợ việc mua SGK cho các em được đúng bộ sách theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có công văn yêu các nhà trường cần công bố kịp thời danh mục SGK áp dụng trong năm học mới. Đồng thời khuyến cáo phụ huynh, học sinh  về tình trạng “sốt” SGK luôn diễn ra vào đầu và giữa tháng 8, để không quá nôn nóng tìm mua trong thời gia này. Cùng với đó, cần tìm mua sách ở các hệ thống nhà sách có uy tín, tránh tình trạng mua nhầm sách giả, kém chất lượng và mua không đúng đầu sách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh tại TP.HCM vẫn chưa có đủ sách để chuẩn bị bước vào năm học mới
Học sinh tại TP.HCM vẫn chưa có đủ sách để chuẩn bị bước vào năm học mới

VOV.VN - Chỉ còn gần 2 tuần nữa các khối lớp tại TP.HCM sẽ quay trở lại trường học. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, một số phụ huynh và trường học vẫn chưa có đủ sách giáo khoa chuẩn bị cho học sinh bước vào năm học mới.

Học sinh tại TP.HCM vẫn chưa có đủ sách để chuẩn bị bước vào năm học mới

Học sinh tại TP.HCM vẫn chưa có đủ sách để chuẩn bị bước vào năm học mới

VOV.VN - Chỉ còn gần 2 tuần nữa các khối lớp tại TP.HCM sẽ quay trở lại trường học. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, một số phụ huynh và trường học vẫn chưa có đủ sách giáo khoa chuẩn bị cho học sinh bước vào năm học mới.

Năm học 2022-2023, Bình Dương thiếu 3.102 giáo viên
Năm học 2022-2023, Bình Dương thiếu 3.102 giáo viên

VOV.VN - Năm học 2022-2023, số học sinh trong tỉnh Bình Dương tăng nhanh nhưng giáo viên không đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Đó là thông tin của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2022 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức sáng nay (10/8).

Năm học 2022-2023, Bình Dương thiếu 3.102 giáo viên

Năm học 2022-2023, Bình Dương thiếu 3.102 giáo viên

VOV.VN - Năm học 2022-2023, số học sinh trong tỉnh Bình Dương tăng nhanh nhưng giáo viên không đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Đó là thông tin của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2022 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức sáng nay (10/8).

Học phí đại học: "Sai lầm nghiêm trọng khi cứ tự chủ là tăng học phí"
Học phí đại học: "Sai lầm nghiêm trọng khi cứ tự chủ là tăng học phí"

VOV.VN - "Khi nói đến tăng học phí, bất kể quốc gia nào cũng đều có nguyên tắc với các trường công lập là học phí phải đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận giáo dục. Do đó, mức học phí thường có quy định giới hạn, không phải tăng vô hạn mà cần căn cứ vào mức thu nhập trung bình của người dân".

Học phí đại học: "Sai lầm nghiêm trọng khi cứ tự chủ là tăng học phí"

Học phí đại học: "Sai lầm nghiêm trọng khi cứ tự chủ là tăng học phí"

VOV.VN - "Khi nói đến tăng học phí, bất kể quốc gia nào cũng đều có nguyên tắc với các trường công lập là học phí phải đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận giáo dục. Do đó, mức học phí thường có quy định giới hạn, không phải tăng vô hạn mà cần căn cứ vào mức thu nhập trung bình của người dân".

Nhiều trường gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn - bất cập vẫn không dễ giải quyết
Nhiều trường gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn - bất cập vẫn không dễ giải quyết

VOV.VN - Những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT khiến nhiều trường THPT gấp rút xây dựng lại tổ hợp tự chọn để kịp cho năm học mới cũng là năm đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước sẽ bắt đầu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhiều trường gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn - bất cập vẫn không dễ giải quyết

Nhiều trường gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn - bất cập vẫn không dễ giải quyết

VOV.VN - Những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT khiến nhiều trường THPT gấp rút xây dựng lại tổ hợp tự chọn để kịp cho năm học mới cũng là năm đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước sẽ bắt đầu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.