Nỗi lo sạt lở núi ở Thừa Thiên - Huế

VOV.VN - Mùa mưa lũ năm ngoái, người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chịu nhiều mất mát lớn về người và tài sản từ những vụ sạt lở núi. Sống dưới chân núi bị sạt lở, nhiều hộ dân huyện miền núi A Lưới nơm nớp lo sợ.

 

Những ngày này, huyện miền núi A Lưới có mưa to đến rất to. 170 hộ dân ở thôn Tru Phỉ, xã Hồng Thủy, lại sống trong lo sợ nguy cơ sạt lở núi. Thời gian gần đây, trên núi xuất hiện nhiều vết nứt sâu, rộng, kéo dài cả 100m. Ông Nguyễn Văn Tuân, ở thôn Tru Phỉ cho biết, những lúc mưa lớn dài ngày, mọi người trong thôn phải sơ tán để đảm bảo an toàn tính mạng.

 “Lở núi sát bên nhà tôi và phía sau làng, rạn nứt rất rộng có chỗ rộng 50 - 100m. Mưa, bão lụt ở đây, xã điều động bà con đều di dời, đàn bà, con gái, đều di dời hết, chỉ cho đàn ông khỏe mạnh ở lại để theo dõi nhà cửa và những nơi sạt lở”, ông Nguyễn Văn Tuân nói.

Các vết nứt kéo dài, sâu xuất hiện ngày càng nhiều trên những quả núi ở huyện miền núi A Lưới. Ông A Cơ Tiến, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy, huyện A Lưới cho hay, nguy cơ sạt lở núi là thường trực, đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến 54 hộ dân ở thôn Tru Phỉ. Mỗi khi có mưa lớn, chính quyền xã phải vận động bà con di dời đến nơi an toàn.

 “Các vết nứt hiện nay trên địa bàn thôn Tru Phỉ đã phát hiện rồi, cảnh báo cho người dân rồi, nhưng nó sụt khi nào thì không thể lường trước được. Vết nứt dài nhất hiện nay khoảng 30m, trước đây là rộng 2m, sâu có chỗ 4m, có chỗ 3m, chỗ 1,5m. Đến thời điểm này, dân lao động sản xuất, đất trôi lấp lại toàn bộ, nhưng vết nứt vẫn còn, rất nguy hiểm”, ông A Cơ Tiến cho biết.

Tại huyện miền núi A Lưới, nhiều điểm có nguy cơ sạt lở như: điểm thôn Tru Phỉ ở xã Hồng Thuỷ, điểm Bốt Đỏ thuộc xã Phú Vinh và điểm khu tái định cư của thủy điện A Lưới… đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ dân.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, huyện đã xây dựng phương án di dời dân khi có mưa diện rộng, có bão lũ xảy ra.

 “Điểm sạt lở của thôn Tru Phỉ hiện nay ảnh hưởng đến hơn 54 hộ dân và huyện cũng đã đề xuất với tỉnh, xây dựng dự án tái định canh và định cư cho số hộ dân tại đây. Trước mắt, trong mùa mưa bão kéo dài trên diện rộng có nguy cơ no nước, gây nguy cơ sạt lở, chúng tôi tổ chức di dời dân đến nơi an toàn. Trong tuần này, sẽ triển khai với Liên đoàn địa chất quan trắc tại tất cả các điểm để dự án đề xuất các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện tồn tại gần 50 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở, tập trung ở các khu vực đồi núi tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền...

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Tuyên, Khoa Địa lý- Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế, tỉnh cần tiến hành điều tra, đánh giá độ rủi ro các khu dân cư, công trình quan trọng nằm ở các vùng sạt lở đất. Từ đó, có giải pháp di dời và thực hiện tái định cư; xây dựng các trạm cảnh báo nguy cơ sạt lở đất.

 “Dân chúng ta thường sống quần cư  gần sát các chân núi, ở các con suối và trong điều kiện lượng mưa nhiều và mưa kéo dài như hiện nay thì hiện tượng sạt lở núi nó sẽ xảy ra, sẽ ảnh hưởng rất lớn nên tôi nghĩ, trước mắt, phải đánh giá cụ thể mức độ an toàn của các điểm, các cụm dân cư  nằm trong vùng được xác định có nguy cơ cao để có những biện pháp di dời trong các trận mưa lũ lớn”, Tiến sĩ Trần Hữu Tuyên nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa lo ngại vì nhiều dự án trên núi có nguy cơ sạt lở
Khánh Hòa lo ngại vì nhiều dự án trên núi có nguy cơ sạt lở

VOV.VN - Mỗi lần mưa bão, nhiều người dân ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại thấp thỏm lo sợ vì các dự án được cấp phép thi công trên các sườn đồi, núi, nguy cơ sạt lở luôn rình rập. Đã đến lúc tỉnh Khánh Hòa cần chấm dứt tình trạng này.

Khánh Hòa lo ngại vì nhiều dự án trên núi có nguy cơ sạt lở

Khánh Hòa lo ngại vì nhiều dự án trên núi có nguy cơ sạt lở

VOV.VN - Mỗi lần mưa bão, nhiều người dân ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại thấp thỏm lo sợ vì các dự án được cấp phép thi công trên các sườn đồi, núi, nguy cơ sạt lở luôn rình rập. Đã đến lúc tỉnh Khánh Hòa cần chấm dứt tình trạng này.

Nhiều khu dân cư miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi bị cô lập do sạt lở núi
Nhiều khu dân cư miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi bị cô lập do sạt lở núi

VOV.VN - Từ tối qua (24/10), trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã ngớt mưa, khu vực đồng bằng nước lũ đã rút. Tuy nhiên, khu vực miền núi 2 địa phương này xuất hiện nhiều điểm sạt lở, giao thông bị ách tắt, nhiều xã vùng cao bị cô lập.

Nhiều khu dân cư miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi bị cô lập do sạt lở núi

Nhiều khu dân cư miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi bị cô lập do sạt lở núi

VOV.VN - Từ tối qua (24/10), trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã ngớt mưa, khu vực đồng bằng nước lũ đã rút. Tuy nhiên, khu vực miền núi 2 địa phương này xuất hiện nhiều điểm sạt lở, giao thông bị ách tắt, nhiều xã vùng cao bị cô lập.

Đảm bảo an toàn người dân vùng ngập lụt, sạt lở núi ở Quảng Ngãi
Đảm bảo an toàn người dân vùng ngập lụt, sạt lở núi ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều nay (24/10), mưa đã giảm, nước trên các sông suối đang xuống. Chính quyền địa phương và các lực lượng hỗ trợ người dân, đảm bảo an toàn tại các khu vực ngập lụt, sạt lở núi.

Đảm bảo an toàn người dân vùng ngập lụt, sạt lở núi ở Quảng Ngãi

Đảm bảo an toàn người dân vùng ngập lụt, sạt lở núi ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều nay (24/10), mưa đã giảm, nước trên các sông suối đang xuống. Chính quyền địa phương và các lực lượng hỗ trợ người dân, đảm bảo an toàn tại các khu vực ngập lụt, sạt lở núi.