Nóng chuyện phá rừng ở Đắk Lắk

VOV.VN -Bất chấp chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ và những cam kết mạnh mẽ của tỉnh, rừng tại Đắk Lắk vẫn bị xâm hại nghiêm trọng.

Hai vụ khai thác gỗ liên tiếp ở Yok Đôn, 33 cây gỗ quý bị cưa hạ đầu tháng 2 vừa qua. Trung bình ở vườn quốc gia này, mỗi ngày mất 3 cây gỗ quý.

Chất lượng rừng ở Vườn quốc gia này suy giảm nhanh. Những cây gỗ bị cưa trộm đều thuộc nhóm 1 và nhóm 2, nhóm cực kỳ quý hiếm.

Một nghịch lý là: hầu hết số gỗ này bị khai thác, cưa xẻ, tẩu tán đi nơi khác trước khi được phát hiện.

Đáng chú ý trong vụ việc này những cây gỗ quý bị chặt trộm, nằm ngay trong khu vực rừng thuộc quyền quản lý nghiêm ngặt của Đồn Biên phòng 741 (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk quản lý).

Người phát hiện ra vụ việc lại không phải lực lượng biên phòng, mà là Trạm kiểm lâm số 8, vườn quốc gia Yok Đôn.

Lực lượng chức năng xử lý tang vật và phương tiện vụ vận chuyẩn hơn 30m3 gỗ tại xã Krông Á.

Ông Phạm Tuấn Linh, Quyền Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết, lực lượng liên ngành gồm: đồn biên phòng 741 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, công an huyện biên giới Buôn Đôn, lực lượng kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã phong tỏa hiện trường, tiến hành lập hồ sơ chuyển cho cơ quan chức năng điều tra và tiến hành khởi tố vụ án.

Trong khi vụ việc ở Yok Đôn chưa tìm ra thủ phạm thì mới đây lực lượng chức năng huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ một vụ vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng lớn gỗ tại xã Krông Á.

Ông Y Sy Niê, Chi Cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho rằng, đây được xem là vụ khai thác, vận chuyển gỗ có tính chất nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Rừng liên tiếp bị phá, gỗ liên tục bị đưa ra khỏi rừng, đặt ra nhiều dấu hỏi về công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như kiểm soát lâm sản.

Tuy nhiên khi hỏi về trách nhiệm, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk khẳng định, trách nhiệm trước hết là chủ rừng.

“Trách nhiệm chính, đầu tiên là chủ rừng đã thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức biện pháp, các phương án để phát hiện, ngăn chặn. Rõ ràng trên địa bàn thì anh biết rõ ràng khu vực nào còn gỗ, khu vực nào có thể bị xâm hại. Mới chặt hôm trước, hôm sau chở ra thì khác, nhưng nếu xảy ra trong nhiều ngày, thậm chí hàng tháng mà không biết thì rõ ràng là trách nhiệm của chủ rừng”- ông Nguyễn Hoài Dương cho biết.

Về phía chủ rừng cũng đưa ra nhiều lý lẽ để biện minh cho việc để mất rừng của mình. Cụ thể, tại Công ty TNHH Một thành thành viên Lâm nghiệp M’Đrắk trong năm 2017 để xảy ra 35 vụ phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích hơn 17 ha. Nhưng khi đề cập trách nhiệm, ông Đỗ Thanh Hải, giám đốc công ty cho rằng lực lượng mỏng, địa bàn rộng, đối tượng manh động nên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Chúng tôi được Nhà nước giao rừng nhưng quyền không có, các vụ việc bắt giữ xử lý phải phối hợp với các cơ quan mới bắt giữ được. Ngoài ra, kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng rất thấp. Mỗi ha quản lý bảo vệ rừng tự nhiên chủ yếu là từ dịch vụ môi trường rừng trong khi đó diện tích rất nhiều trải dài trên 5 xã, rừng nằm xung quanh, dân nằm ở giữa xã nào cũng vậy nên rất khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, trên địa bàn dân di cư tự do nhiều chủ yếu từ phía Bắc vào áp lực về đất sản xuất và gỗ làm nhà đã gây áp lực lên việc bảo vệ rừng là rất lớn”- ông Đỗ Thanh Hải nêu lý do.

Một mét khối gỗ hương, cẩm lai… có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Một cây gỗ lớn, khai thác được cả trên chục mét khối, trị giá hàng trăm triệu đồng -  khoản tiền khổng lồ này khiến lâm tặc tìm mọi thủ đoạn để khai thác gỗ. Vậy vì sao hầu hết các vụ khai thác gỗ quý hiếm, lực lượng chức năng chỉ phát hiện sau khi phần lõi của cây đã bị tẩu tán?

Liệu rằng có sự thông đồng, chia chác trước khi cây bị hạ gục? Cứ sau một vụ khai thác lâm sản trái phép, trách nhiệm bị đùn đẩy từ  nơi này đến nơi khác và cuối cùng không ai, hoặc rất ít khi bị quy trách nhiệm đến nơi đến chốn. Và như vậy rừng vẫn tiếp tục bị xà xẻo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm trong vụ phá rừng ở Đắc Lắc
Khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm trong vụ phá rừng ở Đắc Lắc

VOV.VN -Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép ở địa phương trong thời gian qua.

Khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm trong vụ phá rừng ở Đắc Lắc

Khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm trong vụ phá rừng ở Đắc Lắc

VOV.VN -Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép ở địa phương trong thời gian qua.

Bắt nhóm đối tượng phá rừng ở Đắk Nông
Bắt nhóm đối tượng phá rừng ở Đắk Nông

VOV.VN - Các đối tượng bị phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông bắt giữ cùng tang vật gồm 8,5m3 gỗ hộp (quy tròn là hơn 13m3 gỗ các loại).

Bắt nhóm đối tượng phá rừng ở Đắk Nông

Bắt nhóm đối tượng phá rừng ở Đắk Nông

VOV.VN - Các đối tượng bị phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông bắt giữ cùng tang vật gồm 8,5m3 gỗ hộp (quy tròn là hơn 13m3 gỗ các loại).

Chủ tịch Đắk Lắk chỉ đạo xử lý cán bộ sau vụ phá rừng
Chủ tịch Đắk Lắk chỉ đạo xử lý cán bộ sau vụ phá rừng

VOV.VN- "Lâu nay chúng ta chưa làm được việc xử lý trách nhiệm của chủ rừng. Lần này cần phải làm cho rõ, không thể để rừng cứ mất mà trách nhiệm không về ai".

Chủ tịch Đắk Lắk chỉ đạo xử lý cán bộ sau vụ phá rừng

Chủ tịch Đắk Lắk chỉ đạo xử lý cán bộ sau vụ phá rừng

VOV.VN- "Lâu nay chúng ta chưa làm được việc xử lý trách nhiệm của chủ rừng. Lần này cần phải làm cho rõ, không thể để rừng cứ mất mà trách nhiệm không về ai".