Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

 

Đến nhiều vùng nông thôn của tỉnh Tiền Giang vào thời điểm này chúng tôi chứng kiến cảnh bơm nước chống khô hạn diễn ra rất khẩn trương. Trên những mương vườn âm thanh của máy bơm nước vang lên inh ỏi. Có thể nói “trận chiến” với khô hạn của bà con nông dân nơi đây đang diễn ra rất quyết liệt, để bảo vệ thành quả sản xuất.

Ông Lê Quốc Tuấn chủ 02 ha vườn dừa xiêm và thanh long tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang tất bật bơm nước tưới vườn cây nói: "Ở đây ngăn mặn hết rồi, còn nước đọng ngọt, cây dừa và thanh long không tưới làm sao tốt. Năm nay, mặn sớm hơn năm rồi, chúng tôi cũng lo lắm, cây trái mà không có nước tưới sao được. Hiện tôi vẫn còn nước để tưới, giờ cứ tưới vậy đến lúc nào hết thì không biết phải làm sao".

Những ngày gần đây, độ mặn trên sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng trở lại. Nước trên sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho đã nhiễm mặn hơn 4.4 gam/lít; tại xã Tam Bình (huyện Cai Lậy) hơn 0.44 gam/lít; kênh Chợ Gạo tại Thị trấn Chợ Gạo trên 6.8 gam/lít. Toàn bộ hệ thống cống từ huyện Gò Công Đông đến huyện Cai Lậy đều đóng kín để ngăn mặn. Đáng quan tâm là toàn bộ hệ thống kênh thủy lợi từ phía Nam kênh Chợ Gạo đến vùng ven biển Gò Công đều cạn nguồn nước ngọt, kênh Xuân Hòa- dòng kênh trọng yếu cung cấp nước ngọt cho cả vùng “ngọt hóa” Gò Công đã cạn đáy. Do đó, hàng trăm ha hoa màu, cây ăn trái khu vực này đang thiếu nước.

Đối với khu vực Bắc kênh Chợ Gạo đến thành phố Mỹ Tho nguồn nước kênh trục chính vẫn còn lượng nước ở mức khá, kênh cấp 2, cấp 3 nước ngọt bắt đầu giảm và sẽ cạn kiệt những ngày tới. Hiện nay, chính quyền, người dân đang tích cực đắp đập tạm bơm nước từ kênh trục chính lên kênh sườn để cung cấp cho vườn cây, ao cá. Lo ngại nhất là hàng nghìn ha vườn cây thanh long của huyện Chợ Gạo nông dân đang “xử lý” ra hoa nghịch vụ rất cần nguồn nước ngọt.

Ông Cao Tấn Triển, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo cho biết: “Hôm rồi ở xã có chủ động khảo sát trước để hợp đồng với đơn vị thi công nạo vét các tuyến kênh để trữ nước. Mặt khác mình vận động nhân dân khi kênh mương có cạn phải nạo vét để trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nước hiện có thấp nhưng vẫn còn phục vụ, kênh trục vẫn còn vô mương chưa có bơm chuyền. Nếu hạn mặn kéo dài thì các kênh sườn sẽ thiếu phải bơm chuyền từ kênh lớn, kênh trục vô, kinh phí từ huyện”.

Tại vùng trồng cây sầu riêng ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, công tác ngăn mặn, trữ ngọt cũng đang được chính quyền và nhà vườn thực hiện khẩn trương, không để nước mặn xâm nhập vào vườn cây. Mùa khô năm nay, nhờ 7 cống đập ven sông Tiền được đưa vào vận hành nên đến thời điểm này đảm bảo đủ nguồn nước ngọt cung cấp cho vườn cây sầu riêng. Riêng cồn Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy đã được đầu tư 05 đập dã chiến nên khống chế nước mặn từ sông Tiền và còn trữ nước ngọt bên trong kênh nội đồng phục vụ cho hơn 1300 ha vườn cây sầu riêng nơi đây. Đối với nhà vườn áp dụng phương pháp phun tưới nước tự động bằng vòi phun tiết kiệm và để cỏ xung quanh gốc cây để có độ ẩm nên cây sầu riêng vẫn tươi tốt.

Ông Trình Văn Sỹ, chủ 01 ha vườn cây sầu riêng đang cho trái tại xã Ngũ Hiệp chia sẻ: "Nước mặn ở ngoài sông vô không được, vườn tôi nước mênh mông vì nhà nước đóng cống hết rồi. Vườn tôi nước còn xài cả tháng, Ngũ Hiệp nay ngon rồi, chính quyền làm vậy rất tốt. Mình cũng tưới cây bình thường, từ Tết cổ truyền là để cỏ quanh gốc cây mát chứ không để cỏ cây cháy lá hết. Tưới thì bằng hệ thống mô tơ chỉ cần bật cầu dao là mô tơ phun đều nhưng tưới cũng hạn chế vì mình lo ngại nước mặn kéo dài đó, hụt nước nên phải tưới tiết kiệm”.

Theo công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tiền Giang, hiện nay, không còn nguồn nước ngọt nào cấp cho các địa phương phía Đông tỉnh Tiền Giang; riêng phía Tây kênh Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, vẫn còn nguồn nước cấp bổ từ huyện Cai Lậy tràn về. Theo ông Đỗ Thành Sơn, Phó giám đốc công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tiền Giang để ứng phó với tình hình hạn mặn như hiện nay, cần phải áp dụng giải pháp phi công trình kết hợp công trình. 

"Mặn sẽ còn nằm lâu, có thể đến hết tháng 4. Đối với những vườn cây ăn trái nên giữ ẩm, dung rơm rạ tủ gốc; tưới tiết kiệm trong các ao đìa còn lại, thậm chí sử dụng nước máy đã tiết kiệm trong sinh hoạt.  Vùng dự án Bảo Định, từ huyện Chợ Gạo trở lên thì mực nước thấp thôi chứ không thiếu nước, chỉ có mấy tuyến kênh sườn xa kênh trục chính cạn đáy có thể bơm chuyền. Hệ thống cống trên đường tỉnh 864 mình đã đóng ngăn mặn hết, giai đoạn triều kém mình mở cửa lấy gạn, tức là khi nước lớn mình lấy nước ngọt vào khi độ mặn -0.3gam/lít thì  đóng lại”, ông Đỗ Thành Sơn nói.

Tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông đang chịu tác động nặng nề của xâm nhập mặn, khô hạn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Với sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền và người dân hy vọng sẽ giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra trong những tháng cao điểm hạn mặn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt
ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

VOV.VN - Sáng nay (27/3), tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”.

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

VOV.VN - Sáng nay (27/3), tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”.

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập
Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.

Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn
Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

VOV.VN - Dù vào cao điểm của hạn mặn, nguồn nước ngọt đang giảm dần nhưng vườn thanh long ở tỉnh Tiền Giang vẫn tươi tốt, bất chấp nắng chói chang cho những quả ngọt ngào.

Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

VOV.VN - Dù vào cao điểm của hạn mặn, nguồn nước ngọt đang giảm dần nhưng vườn thanh long ở tỉnh Tiền Giang vẫn tươi tốt, bất chấp nắng chói chang cho những quả ngọt ngào.

Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?
Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?

VOV.VN - Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.

Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?

Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?

VOV.VN - Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.