Nữ công nhân mỏi mắt chờ dự án nhà ở cho thuê

VOV.VN - Đã 6 năm kể từ khi Quyết định 66 phát triển chính sách nhà ở cho công nhân thuê của Thủ tướng có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương vẫn chưa thể thực hiện.

Trong đời sống thường ngày, các nữ công nhân tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất không chỉ đối mặt với nhiều khó khăn về vật chất mà còn chịu thiếu thốn về tinh thần do phải sống trong những khu nhà trọ tạm bợ.

Quyết định 66 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê” đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.

Tuy nhiên, đã gần 6 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, nhưng nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai dự án xây dựng nhà ở cho công nhân. Nhà đầu tư chờ vốn, chính quyền lại chờ nhà đầu tư, còn công nhân thì mỏi mắt trông chờ. 

Dự án nhà ở cho công nhân tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng nằm phơi nắng hết năm này qua năm khác
Năm 2003, thành phố Đà Nẵng triển khai Dự án xây nhà ở cho công nhân tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu với kinh phí xây dựng gần 10 tỷ đồng, quy mô 5.000 phòng ở. Dự án được xây dựng gần khu công nghiệp Hòa Khánh, nơi có hàng vạn lao động phải thuê nhà ở tạm. Thế nhưng, sau khi làm xong phần móng, đổ được vài cây trụ, dự án bị bỏ giữa chừng, cỏ mọc um tùm.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng cho biết, hơn 11 năm qua, dự án vẫn “án binh bất động” gây lãng phí lớn.

“Thành phố Đà Nẵng chi số tiền lớn đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động nhưng chưa hoàn thiện, điều đó chúng tôi cảm thấy xót xa. Hiện nay, nguồn vốn cũng không có nên phải chuyển cho doanh nghiệp, doanh nghiệp vào làm giữa chừng cũng cạn vốn nên đến giờ công trình vẫn dở dang”, ông Thanh nói.

Không riêng gì thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam cũng chưa có khu nhà ở nào dành cho công nhân. Trước đây, tỉnh Quảng Nam đã từng thu hồi đất của người dân để giao cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xây nhà ở cho công nhân nhưng rồi kết quả cũng chưa đi đến đâu.

Ông Đặng Văn Chương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam cho biết, vào tháng 3/2013, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Đến nay, mặc dù các khu công nghiệp đều có quy hoạch và bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân, với tổng diện tích hơn 100ha nhưng vẫn chưa có dự án nào được triển khai.

“Chúng tôi sẽ làm việc với tỉnh sẽ triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhà ở và các thiết chế văn hóa, nhất là nhà trẻ ở các khu công nghiệp để giải quyết vấn đề chỗ học hành cho con của công nhân ở các khu công nghiệp”, ông Chương khẳng định.

Hầu hết các địa phương và Ban Quản lý các khu công nghiệp, Khu kinh tế đều nêu ra những khó khăn, vướng mắc khi triển khai việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Theo ông Man Ngọc Lý, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, do chưa có chỗ ở cho người lao động nên một số doanh nghiệp tổ chức xe đưa đón công nhân mỗi ngày. Tuy nhiên, chính sách này chỉ dành cho những lao động địa phương còn người lao động ở các tỉnh khác phải tự tìm chỗ ở gần nơi làm việc.

“Tại Khu công nghiệp Phú Tài đã có địa điểm để xây dựng dự tính giao đất cho doanh nghiệp để đầu tư và không thu tiền thuê đất cũng như hạ tầng. Tuy nhiên, trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn thì không nói làm gì. Nếu doanh nghiệp phải đi vay, nguồn vốn ưu đãi không có, phải vay theo lãi suất quy định thì ngân sách tỉnh phải bù phần chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất ưu đãi. Điều kiện ngân sách của Bình Định còn khó khăn nên không đủ khả năng để bù phần này. Cho nên đến nay vẫn chưa có khu nhà ở cho công nhân theo đúng chủ trương”, ông Lý bày tỏ.

Đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần và xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là những điều kiện cần thiết để giúp công nhân cải thiện, nâng cao được chất lượng cuộc sống. Trong đó, vấn đề nhà ở công nhân là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay. Ngay cả những địa phương có nhiều khu công nghiệp, chế xuất lâu đời như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai cũng chỉ mới giải quyết khoảng 10% nhu cầu nhà ở cho công nhân.

Gần như các khu trọ công nhân ở những tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đều trong tình trạng xuống cấp. Với những địa phương khó khăn về ngân sách thì việc xã hội hoá đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân là một yếu tố cần được tính đến. Đồng thời, chủ trương khuyến khích miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi để nhà đầu tư triển khai dự án cũng là một trong những giải pháp khả thi, giải quyết tình trạng nhà ở cho công nhân, tạo điều kiện cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các Nghị định và các văn bản liên quan về xây dựng nhà ở cho người lao động. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã giao Bộ Xây dựng đánh giá lại thực trạng việc xây dựng nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp. Đồng thời, đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thuê với mức giá phù hợp.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Quyết định để thay thế Quyết định 60 về các nguyên tắc, tiêu chí ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương trong các lĩnh vực liên quan. Trước đây, Quyết định 126 của Chính phủ quy định việc ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng hạ tầng các khu kinh tế có một mục xây dựng hỗ trợ về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà ở cho người lao động. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục kiến nghị Thủ tướng ban hành trong giai đoạn 2016- 2020”, ông Trần Duy Đông cho biết.

Các nữ công nhân chẳng biết làm gì mỗi tối
Công nhân lao động nói chung và công nhân nữ đang làm việc trong các Khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng cần và ước mơ nhiều thứ. Một công việc ổn định với điều kiện làm việc tốt. Một chế độ đãi ngộ thỏa đáng với mức thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Một mái nhà đúng nghĩa với những đứa con được gửi trong những nhà trẻ đủ tiêu chuẩn giúp họ yên tâm làm việc. Một mơ ước chính đáng về sự hưởng thụ các giá trị, văn hóa tinh thần...
Ðể thực hiện những ước mơ tối thiểu ấy, cần sự vào cuộc quyết liệt và sát sao của rất nhiều bộ, ngành. Đã đến lúc, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng hướng về người lao động, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, nhanh chóng xây dựng và hỗ trợ công nhân nâng cao chất lượng cuộc sống./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?
Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?

VOV.VN - Muốn làm tăng ca để có nhiều tiền nhưng nếu cứ đi làm thì không có thời gian tìm hiểu, xây dựng gia đình.

Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?

Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?

VOV.VN - Muốn làm tăng ca để có nhiều tiền nhưng nếu cứ đi làm thì không có thời gian tìm hiểu, xây dựng gia đình.

Vấn đề của nữ công nhân ở KCN: Chính quyền cũng phải tham gia quản lý
Vấn đề của nữ công nhân ở KCN: Chính quyền cũng phải tham gia quản lý

VOV.VN - Thực tế, việc quản lý xã hội hiện nay rất phức tạp nhưng lại không phân định rõ trách nhiệm.

Vấn đề của nữ công nhân ở KCN: Chính quyền cũng phải tham gia quản lý

Vấn đề của nữ công nhân ở KCN: Chính quyền cũng phải tham gia quản lý

VOV.VN - Thực tế, việc quản lý xã hội hiện nay rất phức tạp nhưng lại không phân định rõ trách nhiệm.

Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ
Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ

VOV.VN -Cải tiến điều kiện làm việc cho lao động nữ là yêu cầu quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng lao động, ổn định sản xuất

Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ

Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ

VOV.VN -Cải tiến điều kiện làm việc cho lao động nữ là yêu cầu quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng lao động, ổn định sản xuất

Đời sống bấp bênh của hàng chục nghìn nữ công nhân thật đáng lo ngại
Đời sống bấp bênh của hàng chục nghìn nữ công nhân thật đáng lo ngại

VOV.VN -DN chỉ sử dụng lao động trong 10 năm đầu rồi sa thải. Những lao động nữ này không thể tìm được việc làm ở DN khác vì đã lớn tuổi.

Đời sống bấp bênh của hàng chục nghìn nữ công nhân thật đáng lo ngại

Đời sống bấp bênh của hàng chục nghìn nữ công nhân thật đáng lo ngại

VOV.VN -DN chỉ sử dụng lao động trong 10 năm đầu rồi sa thải. Những lao động nữ này không thể tìm được việc làm ở DN khác vì đã lớn tuổi.

Nỗi lo thân phận nữ công nhân: Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?
Nỗi lo thân phận nữ công nhân: Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?

VOV.VN - Cường độ lao động cao, phải làm tăng ca, tăng giờ đã vắt kiệt sức lực của nữ công nhân. Dịp nghỉ lễ dài ngày họ tranh thủ ngủ để lấy sức tiếp tục làm việc .

Nỗi lo thân phận nữ công nhân: Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?

Nỗi lo thân phận nữ công nhân: Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?

VOV.VN - Cường độ lao động cao, phải làm tăng ca, tăng giờ đã vắt kiệt sức lực của nữ công nhân. Dịp nghỉ lễ dài ngày họ tranh thủ ngủ để lấy sức tiếp tục làm việc .