Núp bóng nạo vét luồng lạch đục đáy sông Hồng

VOV.VN - Thực hiện nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu, hàng chục vạn tấn cát đã bị hút khỏi lòng sông Hồng.

Núp bóng danh nghĩa nạo vét bồi lắng dòng sông Hồng tạo luồng thông thoáng cho đường thủy nội địa, các doanh nghiệp sau khi được cấp phép đã tranh thủ ngày đêm cấp tập hút cát tận diệt tài nguyên, vi phạm thiết kế dự án đã được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, vì nhiều lý do chính quyền cơ sở “bó tay” đứng nhìn mà không có biện pháp ngăn chặn xử lý.

Dấu tích duy nhất sau khi doanh nghiệp tháo biển báo thi công.

Theo thiết kế dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Công ty cổ phẩn Kiến trúc và Xây dựng  TT được thực hiện Dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm các đoạn cạn từ Km 157 đến KM 171+000 trên sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội. Tổng khối lượng nạo vét là gần 268 nghìn m3, trên chiều dài toàn tuyến là 4 km, với mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí đầu tư dự án huy động từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Thời gian thi công dự án 340 ngày trong mùa cạn hoàn thành trước 31/12/2017.

Trước khi thực hiện việc náo vét và tận thu cát Công ty TT phải thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường, đăng ký tận thu sản phẩm… Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ được thực hiện dự án khi được bàn giao mốc (cao độ, tọa độ). Cục Đường thủy nội địa (Bô GT-VT) yêu cầu thực hiện dự án đúng nội dung được phê duyệt. Phải thông báo thời gian thi công, số lượng phương tiện thiết bị, nhân lực đến địa phương, Chi Cục Đường thủy nội địa phía Bắc.

Tại văn bản số 3072/UBND –TNMT  ngày 25/5/2016, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - ông Nguyễn Quốc Hùng ký xác nhận khu vực nạo vét, thu hồi cát thuộc địa bàn Hà Nội Công ty TT thực hiện gồm 5 đoạn, trong đó nêu rõ: Đoạn cạn từ Km 163+500 đến km 164+000 thuộc xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì và xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, có chiều dài toàn tuyến nạo vét là 500 m; cao độ luồng thiết kế -3,60; bề rộng luồng nạo vét 100m.

 

Theo ông Chử Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì Công ty TT đưa phương tiện vào nạo vét hút cát theo dự án không thông báo xã  biết, không cắm biển báo, phao mốc chỉ giới, số lượng tàu hút. Khi dân phát hiện tàu hút cát báo UBND xã, chính quyền đã yêu cầu phía Công ty TT tuân thủ đúng quy trình giấy phép.

Trước đó, Công ty cổ phần TT thống nhất với chính quyền và nhân dân xã thời gian làm là từ 6 h sáng đến 18h tối. Tuy nhiên, khi họ hút cát thời gian lại bị kéo dài thêm, không chuẩn như thống nhất với xã, với dân. Các điểm hút cát tương đối tập trung ở một điểm hút vài ngày.

Ông Chử Văn Hải cho biết thêm, người dân luôn ủng hộ, đồng tình với dự án nạo vét sông Hồng để tạo luồng lạch thông thoáng, an toàn giao thông nhưng họ cũng thẳng thắn yêu cầu doanh nghiệp phải công khai dự án và nạo vét đúng quy trình.

Về phía chính quyền luôn giám sát doanh nghiệp thi công (Công ty TT) nhưng cũng có khó khăn do thiếu chuyên môn. “Mặc dù có trong tay hồ sơ thiết kế nhưng không có chuyên môn sâu lĩnh vực này nên chúng tôi cũng không nắm được. Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu họ cho biết cốt cát tự nhiên hiện có và sẽ hút xuống sâu bao nhiêu mét ở đoạn A hay đoạn B thì họ cũng không trả lời được. Cho nên chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp công khai, đặc biệt là đơn vị tư vấn giám sát phải có trách nhiệm báo cáo chính quyền nhưng đến giờ chúng tôi cũng chưa biết ai là giám sát dự án này” – ông Hải nói.

Trước sự mập mờ của doanh nghiệp, người dân đã phải tự đi đo lòng sông. Kết quả có những điểm nằm trong chỉ giới nạo vét đo được gần 30m chiều sâu. Đoạn nông nhất mà phía Công ty TT hút nhiều nhất đo từ mặt nước xuống đến đáy cát xấp xỉ 8m, trong khi theo thiết kế của luồng vận tải nội địa chỉ có 4 mét.

Dòng sông Hồng địa phận xã Vạn Phúc yên ắng sau khi đơn vị hút cát rút đi.

Ông Phùng Minh Thanh, 70 tuổi, Trưởng thôn 1, xã Vạn Phúc nói: Hút cát nạo vét đường thủy phải tôn trọng quy trình của luồng tàu đường thủy nội địa. Trước đây, tôi đã từng đi nạo vét bằng sà lan xả đáy, nạo vét chỗ nông tàu mắc cạn rồi xả đáy xuống chỗ sâu không có hiện tượng hút cát như hiện nay.

Ông Thanh cho rằng, thực tế hiện nay phía thượng nguồn có 3 thủy điện trị an, dân ở hạ lưu được hưởng lợi không bị lũ lụt nhưng sa bồi không có nên hai bên bờ sói lở dần.

Người dân đã yêu cầu Công ty TT phải trình bày mặt cắt ngang lòng sông, trong 500m thi công phải có mặt cắt ngang xác định đánh dấu điểm cần nạo vét. Ông Thanh cho biết: “70 năm sinh sống trên đất xã Vạn Phúc, làm nghề chẩn trị chính dòng sông này chưa bao giờ địa phận Vạn Phúc phải nạo vét. Dân cư ở 4-5 chục năm mới xây được cái nhà, đất sản xuất nông nghiệp hai bên bờ sông nứt nở thì người dân còn gì để sinh sống”.

Người dân nghi ngờ đặt câu hỏi cho rằng dự án này thiếu minh bạch khi không rõ cơ quan khảo sát, thiết kế không công bố công khai để giám sát.

Từ phản ánh của người dân, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các Sở ngành liên quan, UBND huyện Thanh Trì kiểm tra xử lý. Và hoạt động nạo vét khai thác cát của Công ty TT trên địa bàn xã Vạn Phúc đã phải tạm dừng sau khoảng 1 tháng hoạt động.

Cát tặc núp bóng nạo vét lòng sông

Qua theo dõi người dân cũng phát hiện, trong quá trình Công ty TT nạo vét, xuất hiện nhiều tàu lợi dụng bám vào tàu của doanh nghiệp để hút trộm khoáng sản trục lợi. Những tàu hút cát thuộc dự án đều có treo cờ nếu người dân không tinh thì cũng khó phát hiện được. Sau khi, cơ quan chức năng của huyện, thành phố làm gắt gao. Tàu hút cát của dự án bị cơ quan chức năng cho tạm dừng hoạt động thì các tàu hút của “cát tặc” cũng biến mất.

Tuy nhiên, lợi dụng đêm đến “cát tặc” từ địa bàn khác kéo đến ngang nhiên hút cát, tiếng máy rầm rầm xé nát màn đêm. Khi phát hiện có công an chúng bỏ chạy sang địa phận ranh giới tỉnh khác nên lực lượng chức năng  không xử lý được.

Ông Chử Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Gần đây, được dân báo lực lượng chức năng huyện Thanh Trì đã bắt giữ một tàu hút cát không phép. Cụ thể, tối ngày 20/2/2017, Công an huyện Thanh Trì tiến hành kiểm tra 1 tàu vỏ sắt, số đăng ký HN- 0279 do ông Trần Văn Sinh (SN1980 ở Kim Thành, Hải Dương) đang vận hành vòi hút khai thác cát dưới lòng sông Hồng vào khoang tàu, thuộc địa bàn xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra tàu hút HN - 0279 do ông Sinh điều khiển hút được 4m3 cát. Ông Trần Văn Sinh không xuất trình được giấy tờ có liên quan đến phương tiện và không có giấy phép khai thác khoáng sản.

Ông Chử Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc cho rằng, với thẩm quyền của cấp xã thì không có thẩm quyền xử lý, khi phát hiện tàu hút cát thì chỉ điện báo cho cơ quan cấp trên (phòng tài nguyên, công an huyện).

“Chúng tôi khi phát hiện có tàu hút cát chỉ có thể dùng loa thông tin yêu cầu dừng lại, không có quyền bắt và kiểm tra giấy tờ”. Đây cũng là một bất cập của chính quyền địa phương cấp xã, phường trong công tác quản lý khoáng sản, chống nạn “cát tặc” đang lộng hành tại các mỏ cát dưới lòng sông Hồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dân xứ Quảng “kêu trời” vì khai thác cát ồ ạt gây sạt lở bờ sông
Dân xứ Quảng “kêu trời” vì khai thác cát ồ ạt gây sạt lở bờ sông

VOV.VN - Doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác cát tranh thủ thời tiết tạnh ráo đục khoét lòng sông để “trữ” cát cho mùa mưa, gây sạt lở hai bên bờ sông

Dân xứ Quảng “kêu trời” vì khai thác cát ồ ạt gây sạt lở bờ sông

Dân xứ Quảng “kêu trời” vì khai thác cát ồ ạt gây sạt lở bờ sông

VOV.VN - Doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác cát tranh thủ thời tiết tạnh ráo đục khoét lòng sông để “trữ” cát cho mùa mưa, gây sạt lở hai bên bờ sông

Bình Thuận: Ngăn chặn điểm nóng khai thác cát lậu Hàm Liêm
Bình Thuận: Ngăn chặn điểm nóng khai thác cát lậu Hàm Liêm

VOV.VN - Xã Hàm Liêm từng là điểm nóng khai thác cát trái phép tồn tại dai dẳng trong thời gian dài gây bức xúc dư luận ở tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận: Ngăn chặn điểm nóng khai thác cát lậu Hàm Liêm

Bình Thuận: Ngăn chặn điểm nóng khai thác cát lậu Hàm Liêm

VOV.VN - Xã Hàm Liêm từng là điểm nóng khai thác cát trái phép tồn tại dai dẳng trong thời gian dài gây bức xúc dư luận ở tỉnh Bình Thuận.

Hà Nội cho phép khai thác cát san lấp trên bãi nổi sông Hồng
Hà Nội cho phép khai thác cát san lấp trên bãi nổi sông Hồng

VOV.VN - Doanh nghiệp được khai thác cát san lấp bằng phương pháp lộ thiên trên diện tích 2,3ha tại bãi nổi sông Hồng

Hà Nội cho phép khai thác cát san lấp trên bãi nổi sông Hồng

Hà Nội cho phép khai thác cát san lấp trên bãi nổi sông Hồng

VOV.VN - Doanh nghiệp được khai thác cát san lấp bằng phương pháp lộ thiên trên diện tích 2,3ha tại bãi nổi sông Hồng

Khai thác cát trắng quá mức, người dân Lý Sơn “lao đao” với trồng tỏi
Khai thác cát trắng quá mức, người dân Lý Sơn “lao đao” với trồng tỏi

VOV.VN -Nguồn cát trắng khan hiếm làm cho chi phí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc trồng hành tỏi của người dân.

Khai thác cát trắng quá mức, người dân Lý Sơn “lao đao” với trồng tỏi

Khai thác cát trắng quá mức, người dân Lý Sơn “lao đao” với trồng tỏi

VOV.VN -Nguồn cát trắng khan hiếm làm cho chi phí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc trồng hành tỏi của người dân.