Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Hưng Yên

VOV.VN - Người dân thôn Đông Mai cho biết, nước ô nhiễm rau muống trồng dưới ao cũng chẳng ăn được
 

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 59 làng nghề nằm rải rác tại các xã, huyện. Sau một thời gian phát triển “nóng” ồ ạt, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp làng nghề đang là vấn đề đáng báo động tại Hưng Yên.

Rác thải được tập trung đốt ngay ven đường.

Dọc Quốc lộ 5 và nhiều tuyến tỉnh lộ ở Hưng Yên, nơi có các làng nghề, rác thải bị đổ bừa bãi. Nhiều chỗ, người dân chất rác thành từng đống rồi đốt ngay ven đường.

Những làng nghề nổi tiếng về ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại Hưng Yên là làng nghề sản xuất bột dong giềng ở xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, làng nghề thuộc da ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tái chế kim loại màu ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.

Mức độ ô nhiễm và độc hại ở các làng nghề rất nghiêm trọng, như ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, ô nhiễm chì trong đất, trong nước luôn vượt quá ngưỡng cho phép. Hầu hết người lớn và đặc biệt là trẻ em đều bị nhiễm độc chì. Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác  để theo dõi, thăm khám cho người dân tại làng nghề này. Năm 2015, tỉnh Hưng Yên đã phải di dời toàn bộ số hộ sản xuất vào cụm công nghiệp làng nghề, nhưng hậu quả về ô nhiễm môi trường vẫn chưa biết đến bao giờ mới hết.

Ông Lê Anh, người  dân ở thôn Đông Mai cho biết: “Thời gian qua tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày xưa bé còn xuống tắm được, nay nước ô nhiễm rau muống trồng dưới ao cũng chẳng ăn được”.   

 Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, tỉnh Hưng Yên đã có dự án quy hoạch 26 cụm công nghiệp làng nghề, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, việc di dời các hộ sản xuất kinh doanh vào cụm làng nghề tập trung gặp nhiều khó khăn vì việc sản xuất còn manh mún, thường chung với sinh hoạt tại gia đình và hầu hết các hộ dân đều không có đủ tiền để di dời vào cụm làng nghề. Bên cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư hạ tầng vào cụm công nghiệp làng nghề còn hạn chế, trong khi ngân sách tỉnh còn  rất khó khăn.

Ông Nguyễn Kim Bảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Hào, cho biết: Ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp về đảm bảo môi trường còn kém. Giai đoạn trước kia yêu cầu phát triển công nghiệp nên trải thảm đỏ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, nhưng cam kết về bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, cùng với quy hoạch còn tùy tiện đã dẫn đến việc nhiều nơi xưởng sản xuất đặt ngay trong khu dân cư. “Hiện nay, việc kiểm tra bị các doanh nghiệp cát cứ nên rất khó khăn, mãi mới vào kiểm tra được nhiều khi vào thì họ đã xử lý xong. Thực tế tỉnh, huyện đã xử phạt nhưng khi phạt về bài toán kinh tế thì doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận phạt”.

Hiện nay, kinh phí xử lý về môi trường của cả tỉnh Hưng Yên mới chỉ đáp ứng được 25%. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thu phí nước thải công nghiệp đối với gần 400 đơn vị sản xuất kinh doanh, nhưng cũng không đủ chi cho việc phục vụ công tác lấy mẫu, phân tích nước thải. Thực tế, việc xử lý chất thải công nghiệp ở Hưng Yên cũng như nhiều địa phương trên cả nước hiện đều phó mặc cho doanh nghiệp tự ký với các đơn vị có chức năng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, trong khi việc giám sát hoạt động này vẫn còn bị buông lỏng.

Còn đây rác thải được đổ thành từng đống trước cơ sở sản xuất.

Ông Lê Đức Lành, Chi Cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cho biết:  “Họ ký với nhau kiểm tra trên hợp đồng còn đổ trộm thì cơ quan chức năng Cảnh sát môi trường xử lý. Cũng có đơn vị ở xa đã thuê tổ đội môi trường ở thôn thu gom rác thải để xử lý, nhưng họ đổ lẫn với rác thải sinh hoạt chúng tôi đã chấn chỉnh. Phát hiện quy trách nhiệm tội phạm môi trường để truy tố rất khó khăn, pháp luật vẫn chưa đủ sức răn đe”.

Hưng Yên là địa phương có thành tích thu hút đầu tư vào tốp đầu của cả nước và cũng là địa phương có tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp làng nghề cao vào bậc nhất của cả nước. Cái giá phải trả cho sự thiếu quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường là rất lớn và hiện nay người dân ở tỉnh Hưng Yên đang phải gánh chịu. Phát triển kinh tế bền vững đang cần cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường. Không nên đánh đổi mọi giá chỉ để phát triển kinh tế./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nếu lặp lại ô nhiễm môi trường, Formosa phải đóng cửa không tha thứ“
“Nếu lặp lại ô nhiễm môi trường, Formosa phải đóng cửa không tha thứ“

VOV.VN - Thủ tướng khẳng định: “Nếu để lặp lại tình trạng sự cố ô nhiễm môi trường, Formosa phải đóng cửa không tha thứ”.

“Nếu lặp lại ô nhiễm môi trường, Formosa phải đóng cửa không tha thứ“

“Nếu lặp lại ô nhiễm môi trường, Formosa phải đóng cửa không tha thứ“

VOV.VN - Thủ tướng khẳng định: “Nếu để lặp lại tình trạng sự cố ô nhiễm môi trường, Formosa phải đóng cửa không tha thứ”.

Hà Nội đang trong chu kỳ ô nhiễm không khí nguy hại
Hà Nội đang trong chu kỳ ô nhiễm không khí nguy hại

VOV.VN - Vào những tháng mùa Đông, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Hà Nội đang trong chu kỳ ô nhiễm không khí nguy hại

Hà Nội đang trong chu kỳ ô nhiễm không khí nguy hại

VOV.VN - Vào những tháng mùa Đông, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường
Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Cục Đăng kiểm Việt Nam đã yêu cầu ông Nguyễn Hữu Tài, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm tỉnh Sóc Trăng giải trình các vụ việc liên quan.

Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường

Xử lý Giám đốc Đăng kiểm mở công ty gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Cục Đăng kiểm Việt Nam đã yêu cầu ông Nguyễn Hữu Tài, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm tỉnh Sóc Trăng giải trình các vụ việc liên quan.

Công nghiệp gây ô nhiễm thách thức cho các dòng sông
Công nghiệp gây ô nhiễm thách thức cho các dòng sông

VOV.VN - Hai dòng sông chính ở ĐBSCL là sông Tiền, sông Hậu và các sông nhỏ đang đối diện đến nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng nước.

Công nghiệp gây ô nhiễm thách thức cho các dòng sông

Công nghiệp gây ô nhiễm thách thức cho các dòng sông

VOV.VN - Hai dòng sông chính ở ĐBSCL là sông Tiền, sông Hậu và các sông nhỏ đang đối diện đến nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng nước.