Ô nhiễm sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy vẫn chưa được cải thiện

VOV.VN -Ô nhiễm ở sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy vẫn chưa được cải thiện. Người dân luôn sống trong ô nhiễm từ những dòng sông này.

Ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại phiên chất vấn, vấn đề giải quyết ô nhiễm nước ở sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy đã thu hút sự quan tâm của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) chất vấn, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tôi và nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn nhiều lần về trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương giải quyết ô nhiễm nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy. Nay đã giữa nhiệm kỳ mà chất lượng nước các con sông này vẫn chưa được cải thiện. Cử tri nhiều địa phương luôn sống trong ô nhiễm hàng ngày rất bức xúc. Vậy Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cần làm gì để sớm khắc phục tình trạng này?

Đại biểu Trần Quốc Khánh đặt câu hỏi, trong khi chưa được khắc phục, chưa có nước sạch thì cần quan tâm hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân sống ven sông Nhuệ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (ảnh: quochoi.vn)

Về câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, cần có Ban Chỉ đạo liên ngành về vấn đề này. Ban Chỉ đạo liên ngành phải xác định rõ trách nhiệm của từng địa phương với tư cách người quản lý toàn bộ các nguồn thải của địa phương đó.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay số liệu thống kê nguồn nước thải của các địa phương từ nước thải sinh hoạt, làng nghề, công nghiệp… đã có đầy đủ. Từng địa phương cần có lộ trình cắt giảm phát thải nước thải đối với lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Một vấn đề khác cần quan tâm là sửa đổi cơ chế chính sách, đặc biệt là thu hút nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp tư nhân có đủ công nghệ, năng lực. Vấn đề tài chính của Nhà nước và đóng góp chi phí của chủ thể gây ô nhiễm cũng cần được xác định rõ, trong đó có trách nhiệm của người dân, các làng nghề, khu công nghiệp trong vấn đề nước thải sinh hoạt.

Bộ trưởng Hồng Hà cho rằng, cần xem xét chi phí hợp lý để ngoài nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ vẫn đảm bảo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư, vừa mang lại hiệu quả cho xã hội, vừa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

“Trên tinh thần đó, tôi tin rằng hoàn toàn có thể giải quyết được bài toán đối với sông Nhuệ - sông Đáy”, Bộ trưởng Hồng Hà chia sẻ.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng, vấn đề cơ chế, chính sách, pháp luật cần sớm được hoàn thiện. Bộ trưởng khẳng định, khi nhìn nhận ở góc độ này có liên quan đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, bố trí xem xét hình thức đấu thầu các dự án, giảm bớt thời gian để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Liên quan đến chi phí nhà nước và người dân, doanh nghiệp… cùng đóng góp, Bộ trưởng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương để sớm có cơ chế về phí phù hợp, sớm xử lý vấn đề môi trường, đầu tư hạ tầng liên quan đến thu gom nước thải tập trung. Bên cạnh đó, vấn đề về cải tạo đô thị, cảnh quan cũng cần được quan tâm thực hiện theo hướng luôn gắn với bảo vệ môi trường, quản lý thu gom tập trung hệ thống nước thải.

Nhiều sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai

Cũng tại phiên chất vất và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời một số câu hỏi của đại biểu Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy thanh tra ngành; việc xác lập quyền sở hữu tài sản đầu tư trên đất.

 Đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải (đoàn Khánh Hòa) nêu vấn đề về việc thời gian gần đây xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai, giao đất, thu hồi đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lấn chiếm mặt nước biển trái phép… Các cơ quan chức năng, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, kịp thời xử lý, chấn chỉnh.

Mặc dù vụ việc liên quan đến công tác quản lý đất đai, vi phạm, song đại biểu cho rằng, ít thấy thanh tra ngành Tài nguyên và Môi trường vào cuộc để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Từ đó, đại biểu Lữ Thanh Hải đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà về sự phù hợp trong chức năng, nhiệm vụ đảm nhiệm của bộ máy thanh tra ngành Tài nguyên và Môi trường trong tình hình hiện nay? Bộ trưởng có chỉ đạo giải pháp gì khắc phục những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực trên?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng thanh tra về hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường; thanh tra chuyên ngành trong những lĩnh vực có liên quan đến tài nguyên. Như vậy, đối tượng thanh tra là các cơ quan quản lý và cơ quan, chủ thể, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân...

Trong 2 năm qua, thanh tra ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành hơn 1.000 cuộc thanh tra, trong đó có xử lý về hành chính, trách nhiệm, thu hồi lại kinh phí.

Lý giải một trong những nguyên nhân khiến thanh tra ngành vào cuộc thiếu hiệu quả trong một số vụ việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ: “Thanh tra môi trường của chúng tôi có trách nhiệm thực hiện các thanh tra đột xuất liên quan đến vấn đề bức xúc, nóng hoặc do phát hiện ra sai phạm.

Các công việc này chiếm khoảng 30% khối lượng công việc hiện nay chúng tôi làm. Bên cạnh đó, còn các vấn đề đất đai, tài nguyên môi trường đã để lại trong thời gian dài, vấn đề quản lý các vi phạm, khiếu kiện tố cáo… Chính phủ hàng năm giao cho chúng tôi một khối lượng công việc cùng với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các địa phương để giúp Chính phủ kiểm tra lại các kết quả xử lý của các cấp ở địa phương”.

Ở góc độ trách nhiệm, vai trò chỉ đạo của ngành trong vấn đề thanh tra, Bộ trưởng đánh giá, với khối lượng công việc đồ sộ như trên, so với tương quan số lượng thanh tra ngành hiện nay là khoảng 40 người, thanh tra ngành Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đầy đủ việc phối hợp với Thanh tra Chính phủ, thanh tra Nhà nước ở địa phương ban hành kế hoạch tổng thể, xác định nhiệm vụ, vấn đề cần quan tâm, cần kiểm tra, thanh tra.

Những hoạt động chung này đã tạo nên sự phối hợp tích cực trong cả ngành thanh tra nói chung, từ đó đem tới hiệu quả là rất nhiều vụ việc được phát hiện, xử lý, thu lại tiền của cho Nhà nước cũng như đảm bảo sự minh bạch, công bằng, trong đó có xử lý tài sản, xử lý vấn đề trách nhiệm, chuyển từ hành chính sang hình sự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, nhiệm vụ đặt ra với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh tra là hết sức quan trọng; đồng thời cho biết trong thời gian tới Bộ đã xây dựng đề án đề nghị tăng cường về năng lực, trang thiết bị, trách nhiệm đội ngũ đối với lực lượng thanh tra ngành trên toàn quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Biên xử phạt nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường
Điện Biên xử phạt nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Công ty cổ phần tinh bột Hồng Diệp (có trụ sở chính tại xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị xử phạt hành chính 370 triệu đồng.

Điện Biên xử phạt nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường

Điện Biên xử phạt nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Công ty cổ phần tinh bột Hồng Diệp (có trụ sở chính tại xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị xử phạt hành chính 370 triệu đồng.

Rùng mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới
Rùng mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới

VOV.VN - Ô nhiễm là một trong những mối quan tâm lớn nhất của nhân loại trong nhiều thập kỷ nay. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu rất đáng báo động.

Rùng mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới

Rùng mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới

VOV.VN - Ô nhiễm là một trong những mối quan tâm lớn nhất của nhân loại trong nhiều thập kỷ nay. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu rất đáng báo động.

Hà Nội đề xuất tính phí ô nhiễm môi trường không khí với xe vào nội đô
Hà Nội đề xuất tính phí ô nhiễm môi trường không khí với xe vào nội đô

VOV.VN -Theo UBND thành phố Hà Nội số lượng phương tiện gia tăng sẽ là nhân tố tác động đến môi trường không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Hà Nội đề xuất tính phí ô nhiễm môi trường không khí với xe vào nội đô

Hà Nội đề xuất tính phí ô nhiễm môi trường không khí với xe vào nội đô

VOV.VN -Theo UBND thành phố Hà Nội số lượng phương tiện gia tăng sẽ là nhân tố tác động đến môi trường không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Quảng Ngãi: Dân ngăn cản xe chở rác vì ô nhiễm môi trường
Quảng Ngãi: Dân ngăn cản xe chở rác vì ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Mấy ngày qua, người dân xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) ngăn chặn không cho xe vận chuyển rác vào khu vực xử lý, gây ùn ứ hàng ngàn tấn rác.

Quảng Ngãi: Dân ngăn cản xe chở rác vì ô nhiễm môi trường

Quảng Ngãi: Dân ngăn cản xe chở rác vì ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Mấy ngày qua, người dân xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) ngăn chặn không cho xe vận chuyển rác vào khu vực xử lý, gây ùn ứ hàng ngàn tấn rác.

Đắk Lắk: Người dân xã nông thôn mới Ea Ô bức xúc vì ô nhiễm môi trường
Đắk Lắk: Người dân xã nông thôn mới Ea Ô bức xúc vì ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Trong nhiều năm nay, cuộc sống người dân tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar đã phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi rác gần đó gây ra.

Đắk Lắk: Người dân xã nông thôn mới Ea Ô bức xúc vì ô nhiễm môi trường

Đắk Lắk: Người dân xã nông thôn mới Ea Ô bức xúc vì ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Trong nhiều năm nay, cuộc sống người dân tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar đã phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi rác gần đó gây ra.