Ong đi lấy mật về đến tổ thì chết hàng loạt

VOV.VN - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan khiến tình trạng ong đi lấy mật về đến tổ thì bị chết hàng loạt, nhiều người nuôi ong lo lắng.

Những năm trước, mùa hoa nhãn được người nuôi ong ở Sơn La mong chờ nhất trong năm. Bởi đây là thời điểm mà ong sẽ cho nguồn mật dồi dào và tinh khiết nhất. Điều này đã tạo nên thương hiệu của mật ong Sơn La.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng, quy trình đã khiến cho người nuôi ong gặp nhiều khó khăn. Tình trạng ong đi lấy mật, dính thuốc bảo vệ thực vật và bị chết đang là nỗi lo của người nuôi ong.

Đã 5 năm nay, cứ đến mùa hoa nhãn là chị Nguyễn Thị Nhàn lại chuyển ong từ tỉnh Yên Bái đến huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để nuôi ong lấy mật. Những năm trước, nguồn mật ong hoa nhãn tại đây thu được rất dồi dào, mang lại lợi nhuận đáng kể. Chỉ với hơn 100 đàn ong, mỗi lần quay mật, chị Nhàn thu được khoảng 1 tấn mật ong chất lượng cao. Nhưng mùa nhãn năm trước, lượng mật thu được rất thấp, bằng một nửa so với mọi năm. Chưa kể 1/3 đàn ong đã chết do gặp phải hoa nhãn có phun thuốc bảo vệ thực vật khi đi lấy mật.

Chị Nguyễn Thị Nhàn chia sẻ, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá nên chất lượng con ong và sức khỏe đi xuống, chết rất nhiều, kèm theo đó là chất lượng mật cũng bị giảm sút. Vì vậy, thu nhập cũng không đạt được như kỳ vọng.

Ảnh: KT

Không chỉ chị Nhàn mà rất nhiều người nuôi ong tại Sơn La đang gặp phải khó khăn này. Nhiều người đã chọn giải pháp nhốt ong lại nếu biết một chủ vườn bên cạnh phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây. Tuy nhiên, do diện tích hoạt động của ong rất lớn, người nuôi ong không thể quản lý được nên việc ong bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và chết vẫn khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Lành, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: "Ong đi lấy mật thì dính thuốc sâu nên thiệt hại cho người nuôi ong rất là lớn"

Nuôi ong đã và đang là một nghề đem lại thu nhập ổn định cho người dân, vì vậy các cấp chính quyền cần sớm vào cuộc để kết nối người trồng trọt và người nuôi ong có tiếng nói chung, tìm ra giải pháp đảm bảo lợi ích kinh tế cho cả đôi bên và sức khỏe của người dân, để mật ong Sơn La giữ được chất lượng thơm ngon, tinh khiết và thương hiệu trên thị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm
Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm

VOV.VN - Tại Cà Mau, chuyện nuôi ong ngoại ở rừng quốc gia U Minh Hạ khiến người dân địa phương lo lắng, doanh nghiệp nhận trách nhiệm.

Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm

Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm

VOV.VN - Tại Cà Mau, chuyện nuôi ong ngoại ở rừng quốc gia U Minh Hạ khiến người dân địa phương lo lắng, doanh nghiệp nhận trách nhiệm.

Hà Tĩnh: Không đóng phí nuôi ong sẽ bị đuổi khỏi địa phương
Hà Tĩnh: Không đóng phí nuôi ong sẽ bị đuổi khỏi địa phương

VOV.VN - Người nuôi ong tại huyện Hương Khê bức xúc khi chính quyền ép thu phí nuôi ong, ai không thực hiện trong vòng 5 ngày bị đuổi khỏi địa phương

Hà Tĩnh: Không đóng phí nuôi ong sẽ bị đuổi khỏi địa phương

Hà Tĩnh: Không đóng phí nuôi ong sẽ bị đuổi khỏi địa phương

VOV.VN - Người nuôi ong tại huyện Hương Khê bức xúc khi chính quyền ép thu phí nuôi ong, ai không thực hiện trong vòng 5 ngày bị đuổi khỏi địa phương