Phá rừng - chuyện thường ngày ở Tây Bắc

VOV.VN - Những năm gần đây, ở Tây Bắc mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị tàn phá. Trong khi đó, trồng rừng ở Tây Bắc đang là một nhiệm vụ khó thực thi.

Những năm gần đây, ở Tây Bắc mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị tàn phá. Trong khi đó, trồng rừng ở Tây Bắc đang là một nhiệm vụ khó thực thi. Nhiều tỉnh nhiều năm chỉ đạt vài chục phần trăm kế hoạch trồng rừng.

Nhiều khoảnh rừng ở Tây Bắc bị tàn phá.

Rừng Tây Bắc ngoài vai trò là “mái nhà” che, đảm bảo an toàn sinh thái cho 3,7 triệu ha nội vùng Tây Bắc và cho cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, còn có vai trò phòng hộ vô cùng quan trọng cho các nhà máy thủy điện: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà… Những mùa khô gần đây, các hồ chứa nhà máy thủy điện luôn trong nguy cơ thiếu nước, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất điện và vùng hạ lưu.

Một đám cháy rừng lại bùng lên dữ dội vào trung tuần tháng 3 vừa qua. Người dân các bản sống quanh khu rừng thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trở nên náo loạn suốt 2 ngày dập lửa cháy rừng lan rộng. Lửa tắt, để lại 50 ha rừng thông mấy chục năm tuổi bị thiêu rụi. Nguyên nhân gây cháy rừng nghe thật chua xót: Thủ phạm vì mâu thuẫn với trưởng bản nên đã đốt rừng của bản để trả thù.

Thống kê một cách tình cờ của tháng trước đó, trong 3 ngày liên tiếp, tại các tỉnh Tây Bắc là Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên và Lai Châu có tới 4 vụ cháy rừng xảy ra, thiêu rụi hàng trăm ha rừng.

Cũng tại 5 tỉnh vừa nêu, tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra tới 76 vụ cháy rừng, gây thiệt hại gần 1.200 ha rừng. Và nguyên nhân cháy rừng đều chủ yếu là do ý thức bảo vệ rừng yếu kém của con người gây ra. Trong khi đó, việc cứu rừng thật không hề đơn giản.

Ông Lò Thế Thi, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La cho biết: “Nếu ở những khu vực, điểm có thể tiếp cận được thì sẽ dập trực tiếp. Nếu không, thường phải phát đường băng cản lửa để tổ chức đốt chặn, không để cháy lan ra diện rộn”.

Bên cạnh tình trạng gây cháy rừng, là tình trạng phá rừng làm nương, khai thác lâm sản trái phép. Và cũng có không ít chuyện thật như bịa. Cách đây hơn 1 năm, 131 hộ dân tại 5 bản của xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã  tổ chức phá rừng tập thể. Sau cuộc họp gồm đại diện của 5 bản: Lọng Tòng, Nà Nỏng, Nà Hựa, Bản Cát, Phiêng Lươn, một biên bản thống nhất phá rừng phòng hộ đã ra đời.

Hậu quả là chỉ trong một buổi sáng, hơn 20 héc ta rừng phòng hộ đã bị 131 hộ dân của 5 bản chặt phá tan hoang.  Rất may là lãnh đạo tỉnh Sơn La đã phát hiện và kịp thời chỉ đạo chính quyền cơ sở xử lý nghiêm vụ việc, cơ quan pháp luật nhanh chóng vào cuộc đưa những kẻ phá rừng ra truy tố trước pháp luật để răn đe.

Anh Cà Văn Cương, một hộ dân ở Bản Cát, xã Mường Hung cho biết: “Để đảm bảo cho đời sống, bà con nhân dân trong bản không nhận thức được hành vi của mình, tự ý đi phá khu rừng phòng hộ làm đất sản xuất”.

Đến thời điểm hiện tại, “điểm nóng nhất” về phá rừng Tây Bắc vẫn là huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cách đây hơn 1 tháng sau khi chúng tôi phát bài “Nóng bỏng chuyện giữ rừng Mường Nhé”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ), đã có chỉ đạo, yêu cầu UBND tỉnh Điện Biên kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể. Nhưng rừng Mường Nhé vẫn tiếp tục bị xâm lấn, khiến diện tích rừng bị phá trong hơn 1 tháng vừa qua đã tăng từ 60 héc ta lên hơn 140 héc ta.

Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé: Vấn nạn dân di cư tự do chậm được giải quyết đã dẫn đến mất rừng. Từ năm 2011 đến nay, có gần 400 hộ, với trên 2.000 nhân khẩu di cư đến Mường Nhé. Để có đất sản xuất, các hộ dân này đã cố tình phá rừng và bắt đầu tấn công rừng đặc dụng trên địa bàn.

Ông Lù Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết: “Huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo, thành lập các tổ công tác, rà soát và dự kiến các điểm nguy cơ bị xâm phạm rừng lớn để tổ chức tuyên truyền. Hai là xử lý các vụ việc, hiện tượng xâm hại rừng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao. Áp lực các hộ dân di cư tự do phá rừng chưa giảm”.

Rừng ở Tây Bắc đã “không cánh mà bay” mỗi ngày từ nhiều nguyên nhân, do cháy rừng, phá rừng làm nương, do khai thác gỗ trái phép…Tổng hợp riêng tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 2.000 vụ, diện tích rừng bị mất hàng nghìn ha.

Như vậy, có thể thấy, rừng ở Tây Bắc đã và đang bị tàn phá ở mức báo động. Mất rừng, những năm gần đây, hạn hán, mưa bão, xoáy lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ngày càng gia tăng. Riêng năm 2015, số người thiệt mạng do thiên tai, bão lũ tại 5 tỉnh trọng tâm Tây Bắc là Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên lên đến 42 người, ước tổng thiệt hại về kinh tế gần 1.200 tỷ đồng. Còn năm 2016, xin được nhắc lại, trong 4 tháng đầu năm trên địa bàn 5 tỉnh kể trên, đã có 76 vụ cháy rừng, gây thiệt hại gần 1.200 héc ta rừng./.

Thực trạng phá rừng Tây Bắc đang ở mức đáng báo động và hậu quả khôn lường. Trước thực tế này, các địa phương khu vực Tây Bắc đã tăng cường cứu giữ rừng, đặc biệt là đẩy mạnh trồng rừng bổ sung, thay thế. Tuy nhiên, việc trồng rừng ở các địa phương đang được triển khai ì ạch, đạt rất thấp so với kế hoạch đề ra. Nội dung này được đề cập trong bài viết tiếp theo, mời quý độc giả đón đọc.                 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng truy vấn tới cùng vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà- Núi Chúa
Đà Nẵng truy vấn tới cùng vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà- Núi Chúa

VOV.VN - Trong vụ phá rừng đã có nhiều cán bộ, nhân viên liên quan bị bắt giam, nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật tuy nhiên mức phạt như vậy chưa đủ răn đe.

Đà Nẵng truy vấn tới cùng vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà- Núi Chúa

Đà Nẵng truy vấn tới cùng vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà- Núi Chúa

VOV.VN - Trong vụ phá rừng đã có nhiều cán bộ, nhân viên liên quan bị bắt giam, nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật tuy nhiên mức phạt như vậy chưa đủ răn đe.

Vụ phá rừng ở Sơn Trà - Đà Nẵng: Tạm đình chỉ 5 cán bộ kiểm lâm
Vụ phá rừng ở Sơn Trà - Đà Nẵng: Tạm đình chỉ 5 cán bộ kiểm lâm

VOV.VN - 5 cán bộ Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ công tác điều tra vụ phá rừng.

Vụ phá rừng ở Sơn Trà - Đà Nẵng: Tạm đình chỉ 5 cán bộ kiểm lâm

Vụ phá rừng ở Sơn Trà - Đà Nẵng: Tạm đình chỉ 5 cán bộ kiểm lâm

VOV.VN - 5 cán bộ Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ công tác điều tra vụ phá rừng.

Sơn La: Phá rừng tập thể, hậu quả khôn lường
Sơn La: Phá rừng tập thể, hậu quả khôn lường

VOV.VN - Chỉ trong một buổi sáng, hơn 20 ha rừng phòng hộ đã bị 131 hộ dân của 5 bản chặt phá

Sơn La: Phá rừng tập thể, hậu quả khôn lường

Sơn La: Phá rừng tập thể, hậu quả khôn lường

VOV.VN - Chỉ trong một buổi sáng, hơn 20 ha rừng phòng hộ đã bị 131 hộ dân của 5 bản chặt phá

Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?
Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?

VOV.VN - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh tự nhận hình thức cách chức, nhưng Sở NN-PTNT xử lý ở mức kiểm điểm trách nhiệm.

Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?

Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?

VOV.VN - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh tự nhận hình thức cách chức, nhưng Sở NN-PTNT xử lý ở mức kiểm điểm trách nhiệm.