Phải gắn trách nhiệm lãnh đạo tỉnh trong hạn chế ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Nếu cần thiết sẽ thành lập Ban quản lý lưu vực sông Bắc Hưng Hải và trao quyền, gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND tỉnh rõ ràng, để từ đó có sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp, gắn kết tốt giữa các địa phương nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Đề nghị xử lý hình sự, công khai các trường hợp cố tình vi phạm xả thải gây ô nhiễm

Sau khi có Thông báo số 315/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị về xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, các Bộ, ngành và địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp, nhiệm vụ được phân công. Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã chung tay và thực sự chuyển động để xử lý ô nhiễm ở công trình Bắc Hưng Hải.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), sau Thông báo số 315, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã trực tiếp đi thị sát và làm việc với các Bộ, ngành, địa phương về công tác xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đến nay, các hoạt động về quản lý đã được thực thi, chất lượng nước đã được cải thiện, một số thông số ô nhiễm đã giảm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm vẫn ở mức cao.

Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo chỉ thị về các giải pháp cấp bách tăng cường kiểm soát ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông, trong đó có hệ thống Bắc Hưng Hải. Thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt hệ thống Bắc Hưng Hải”; “Điều tra, đánh giá và đề xuất phương án thí điểm phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm các sông Bắc Hưng Hải; xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia trong đó có quản lý các thông tin nguồn thải phát sinh nước thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải, năm 2024 sẽ hoàn thiện hệ thống và hướng dẫn các địa phương cập nhật thông tin và chia sẻ dữ liệu cho các Bộ, ngành, địa phương; rà soát, xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia đối với nước thải nhằm kiểm soát chặt chẽ nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả ra môi trường nói chung và hệ thống Bắc Hưng Hải nói riêng...

Cùng với đó, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường (C05) và công an 4 địa phương đã xử lý hàng trăm vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính gần 28 tỷ đồng. Về phía các địa phương cũng đã chủ động việc tích hợp trong quy hoạch tỉnh các công trình xử lý nước thải tập trung. Trước mắt, ưu tiên dự án đầu tư cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung có hoạt động xả thải trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, hiện nay, mức độ ô nhiễm ở hệ thống Bắc Hưng Hải vẫn ở mức cao, đặc biệt vào mùa khô. Nguyên nhân là do lượng nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, cụm công nghiệp không được thu gom, xử lý, vẫn xả thẳng ra sông.

Các địa phương nằm trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đề nghị Trung ương chỉ đạo bố trí các nguồn lực đầu tư cho các công trình xử lý nước thải tập trung, chú trọng ở các khu đô thị cũ nằm ven sông. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương đầu nguồn và cuối nguồn, vận hành điều tiết nguồn nước hợp lý để đảm bảo sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Đặc biệt, các địa phương đề nghị Hà Nội – nơi đầu nguồn của hệ thống, xả thải trực tiếp ra sông, phải thực sự quyết tâm xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Cần kiên quyết hơn trong xử lý các vi phạm môi trường.

Theo Trung tướng Trần Minh Lệ - Cục trưởng Cục C05, Bộ Công an đang nghiên cứu đề nghị xử lý hình sự các đơn vị cố tình vi phạm xả thải gây ô nhiễm để giải quyết dứt điểm tình trạng cố tình vi phạm, tái phạm. Đối với Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải phải chủ động quan trắc, giám sát phát hiện các điểm ô nhiễm để đề xuất giải pháp xử lý. Theo Trung tướng Trần Minh Lệ, hiện nay Bộ Công an đã và đang làm quyết liệt việc kiểm soát hành vi xả thải gây ô nhiễm ra hệ thống Bắc Hưng Hải, tuy nhiên đó chỉ là “phần ngọn” còn “phần gốc” vẫn phải là sự quyết tâm của địa phương trong việc xây dựng các nhà máy thu gom, xử lý nước thải; và cũng đến lúc phải công khai các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm…

Gắn trách nhiệm lãnh đạo tỉnh trong việc hạn chế ô nhiễm tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh, các địa phương, bộ, ngành đã quyết tâm nhưng hiệu quả chưa cao, đồng thời đề nghị các đơn vị chuyên môn của Bộ TN&MT cần tiếp tục chỉ ra đúng nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể gắn với các Bộ, ngành, đặc biệt là của các địa phương để xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải.

"Đề nghị nếu cần thiết sẽ thành lập Ban quản lý lưu vực sông và trao quyền, gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND tỉnh rõ ràng, để từ đó có sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp, gắn kết tốt giữa các địa phương nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như có cơ hội cứu những dòng sông chết”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh.

Về cơ chế chính sách, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin, hiện nay, Bộ TN&MT đang sửa Nghị định 08 trên tinh thần sẽ có gần 70% thủ tục hành chính về cấp phép, đánh giá tác động môi trường... được phân cấp cho địa phương. Bộ TN&MT sẽ ban hành kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý theo Luật Bảo vệ môi trường 2020; phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường để khoanh vùng và có phương án giám sát đặc biệt (dùng ảnh viễn thám kết hợp số liệu quan trắc tự động) đối với những nguồn phát thải cao, có nguy cơ gây ô nhiễm trên toàn hệ thống Bắc Hưng Hải.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các địa phương cần sớm triển khai các kế hoạch thực hiện quy hoạch của địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, quy hoạch làng nghề, tránh tình trạng nêu lên nhưng không quyết liệt triển khai thực hiện và không chốt được thời gian đưa các công trình cải thiện môi trường vào sử dụng, giải quyết bức xúc của người dân.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tán thành các giải pháp về truyền thông được các Bộ, ngành, địa phương đưa ra trong việc tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị các đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ này để mỗi người dân, doanh nghiệp đều nắm được các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường hệ thống Bắc Hưng Hải nói riêng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sống ô nhiễm bên dòng sông “chết” Bắc Hưng Hải
Sống ô nhiễm bên dòng sông “chết” Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Tình trạng xả thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, hủy hoại môi trường dòng sông và đe dọa trực tiếp đến sinh kế của người dân.

Sống ô nhiễm bên dòng sông “chết” Bắc Hưng Hải

Sống ô nhiễm bên dòng sông “chết” Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Tình trạng xả thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, hủy hoại môi trường dòng sông và đe dọa trực tiếp đến sinh kế của người dân.

Đất lưu không bờ sông Bắc Hưng Hải thầu khoán trái thẩm quyền, xử lý thế nào?
Đất lưu không bờ sông Bắc Hưng Hải thầu khoán trái thẩm quyền, xử lý thế nào?

VOV.VN - Dọc hai bên bờ sông Bắc Hưng Hải hàng nghìn hộ dân được chính quyền thôn, xã giao đất, bán đất lưu không sử dụng lâu dài để sản xuất nông nghiệp trái thẩm quyền dẫn đến tình trạng vi phạm xây dựng, cải tạo san lấp ao khiến dòng sông bị bức tử

Đất lưu không bờ sông Bắc Hưng Hải thầu khoán trái thẩm quyền, xử lý thế nào?

Đất lưu không bờ sông Bắc Hưng Hải thầu khoán trái thẩm quyền, xử lý thế nào?

VOV.VN - Dọc hai bên bờ sông Bắc Hưng Hải hàng nghìn hộ dân được chính quyền thôn, xã giao đất, bán đất lưu không sử dụng lâu dài để sản xuất nông nghiệp trái thẩm quyền dẫn đến tình trạng vi phạm xây dựng, cải tạo san lấp ao khiến dòng sông bị bức tử

Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải
Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Xây dựng nhà kiên cố, đổ đất, đóng cọc xuống lòng sông Bắc Hưng Hải làm kè chắn… đây là những vi phạm nghiêm trọng hành lang công trình thủy lợi đang diễn ra tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Xây dựng nhà kiên cố, đổ đất, đóng cọc xuống lòng sông Bắc Hưng Hải làm kè chắn… đây là những vi phạm nghiêm trọng hành lang công trình thủy lợi đang diễn ra tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.