Phân loại rác ngay tại nhà dân: Biến rác thải nhựa thành tài nguyên

VOV.VN -Sau hơn 1 năm triển khai thí điểm mô hình biến rác thải nhựa thành tài nguyên tại 6 phường của quận Hoàn Kiếm gồm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Trống, Cửa Đông và Phúc Tân, có hơn 7.000 hộ dân đã trực tiếp tham gia phân loại rác

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và bàn giao kết quả dự án “Mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa dựa vào cộng đồng tại quận Hoàn Kiếm” vừa diễn ra cuối tháng 10 vừa qua. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của dự án “Hợp tác Quốc gia thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Việt Nam”, được khởi động từ tháng 2/021.

Được tài trợ bởi công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam, Dự án là nỗ lực của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cùng Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp thực hiện trong công tác xử lý vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Dự án được thực hiện từ 6/2021-30/06/2022, hướng đến thực hiện Kế hoạch 95 của Quận về việc Triển khai thực hiện Chương trình giảm rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Quận Hoàn Kiếm, góp phần tuân thủ thực thi Luật BVMT 2020, tiến tới kinh tế tuần hoàn tài nguyên rác.

Ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: “Dự án đã ghi nhận những kết quả tích cực của mô hình kinh tế tuần hoàn trong công tác quản lý, xử lý rác thải nhựa và phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, dự án cũng cho thấy sự đóng góp ý nghĩa vào quá trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”.

Cụ thể, sau hơn 1 năm triển khai thí điểm tại 6 phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Trống, Cửa Đông và Phúc Tân, có hơn 8.000 hộ dân trên địa bàn nhận được hướng dẫn phân loại rác nhựa giá trị thấp tại nguồn, 7.000 hộ dân đã trực tiếp tham gia phân loại rác. Lượng rác nhựa giá trị thấp thu gom được từ 06 phường trung bình khoảng 170 kg/ngày. Ở thời điểm kết thúc thu gom, tại kho tập kết của URENCO Hoàn Kiếm có tổng cộng 16.150 kg (hơn 16 tấn) rác nhựa giá trị thấp. Toàn bộ lượng rác thải này sẽ được vận chuyển tới cơ sở sản xuất của các công ty tái chế Vietcycle và Vinacolour, sẵn sàng để được “tái sinh” thành các vật liệu hữu ích như hạt nhựa, gạch lát,...

Ông Ekkasit Lakkananithiphan - Tổng Giám đốc Dow Việt Nam, nhà tài trợ của dự án chia sẻ: “Với mục tiêu của dự án là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, điểm nổi bật của dự án này là tập trung thu gom, xử lý và tái chế rác thải nhựa giá trị thấp. Chúng tôi tin rằng đây là một dự án thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn ý nghĩa, giúp chứng minh được tính hiệu quả của mô hình này. Từ đó, tạo tiền đề để nhân rộng áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.”

Bên cạnh đó, là một dự án tiên phong, “mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng tại quận Hoàn Kiếm” đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong số đó là bài học về truyền thông thay đổi hành vi cần đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống, thay đổi hành vi cố hữu của người dân là một việc rất khó. Ngoài ra, ta cần có nhiều cải tiến để các công ty tái chế và thu gom được tổ chức thành một chuỗi tái chế hoàn chỉnh và có sự phối hợp lẫn nhau. Bên cạnh đó, dự án cũng ghi nhận các khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm tái chế, do chưa có thị trường cũng như các chính sách tạo ra thị trường sản phẩm tái chế này.

Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng cũng chia sẻ tại Hội thảo: Chu trình thu gom phân loại chuyên chở rác đều phải hoàn thành trong 24 giờ và cần lặp đi lặp lại liên tục không ngừng. Người dân không ai muốn giữ rác trong nhà quá lâu, việc thu gom rác đưa đi chôn lấp cần được triển khai theo ngày, tức là trong vòng 24 giờ. Điều này đòi hỏi hệ thống và hành vi phải đồng bộ và vận hành nhịp nhàng trong một thời gian hạn chế, nhưng liên tục. Đây cũng là yếu tố mang tính hạn chế, là thách thức lớn trong quản lý rác thải. Hội thảo cũng đưa ra một số đề xuất về các yếu tố hỗ trợ khác để có thể nhân rộng mô hình trên địa bàn Hà Nội. Điển hình là công nghệ thông tin và vận dụng số hóa vào quy trình và khuyến khích thị trường cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tái chế.

Được tài trợ bởi Dow Việt Nam, dự án “Mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng tại quận Hoàn Kiếm” được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp thực hiện. Cấu trúc của Mô hình trong dự án này bao gồm thực hành 3R dựa vào cộng đồng: Rác thải nhựa có thể tái chế và rác nhựa giá trị thấp sẽ được phân loại ở các hộ gia đình, sau đó công nhân URENCO chi nhánh Hoàn Kiếm sẽ tiến hành thu gom và tập kết tại tại kho chứa của URENCO (kho Lâm Du). Rác thải nhựa sau đó sẽ được đem đến nhà máy tái chế và sản xuất, trở thành những sản phẩm mới.

Dự án triển khai nhằm mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, các cấp, các ngành trong việc phân loại, thu gom tái chế, vận chuyển đến nơi quản lý, tái chế theo quy định và tầm quan trọng việc cần thiết phải phân loại rác tại nguồn. Từ đó giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông và tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để góp phần vào phát triển kinh tế bền vững và an sinh xã hội, bảo vệ môi trường./.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao chưa xử phạt người không phân loại rác?
Vì sao chưa xử phạt người không phân loại rác?

VOV.VN - Ngày 25/8 tới, nghị định 45 có hiệu lực chứ chưa phải thời điểm áp dụng chế tài xử phạt với hành vi phân loại rác tại nguồn. Song, phân loại rác vẫn là điều cần thiết để bảo vệ môi trường.

Vì sao chưa xử phạt người không phân loại rác?

Vì sao chưa xử phạt người không phân loại rác?

VOV.VN - Ngày 25/8 tới, nghị định 45 có hiệu lực chứ chưa phải thời điểm áp dụng chế tài xử phạt với hành vi phân loại rác tại nguồn. Song, phân loại rác vẫn là điều cần thiết để bảo vệ môi trường.

Chậm nhất cuối năm 2024, các địa phương phải hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
Chậm nhất cuối năm 2024, các địa phương phải hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

VOV.VN - Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các địa phương thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ở các hộ gia đình, cá nhân theo lộ trình chậm nhất vào cuối năm 2024 mới áp dụng hình thức xử phạt này.

Chậm nhất cuối năm 2024, các địa phương phải hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

Chậm nhất cuối năm 2024, các địa phương phải hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

VOV.VN - Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các địa phương thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ở các hộ gia đình, cá nhân theo lộ trình chậm nhất vào cuối năm 2024 mới áp dụng hình thức xử phạt này.

Chuyên gia nói gì về quy định xử phạt người không phân loại rác tại nguồn
Chuyên gia nói gì về quy định xử phạt người không phân loại rác tại nguồn

VOV.VN - Nếu không thực hiện nghiêm túc, đồng bộ giữa các khâu sẽ dẫn tới việc, rác được phân loại từ đầu nguồn nhưng sau đó lại bị trộn lẫn trong quá trình vận chuyển, thu gom, xử lý. Ngoài ra, sẽ tạo điều kiện để đơn vị thực thi lợi dụng trục lợi chính sách, các cá nhân thì vứt rác trộm…

Chuyên gia nói gì về quy định xử phạt người không phân loại rác tại nguồn

Chuyên gia nói gì về quy định xử phạt người không phân loại rác tại nguồn

VOV.VN - Nếu không thực hiện nghiêm túc, đồng bộ giữa các khâu sẽ dẫn tới việc, rác được phân loại từ đầu nguồn nhưng sau đó lại bị trộn lẫn trong quá trình vận chuyển, thu gom, xử lý. Ngoài ra, sẽ tạo điều kiện để đơn vị thực thi lợi dụng trục lợi chính sách, các cá nhân thì vứt rác trộm…

Phân loại rác tại nguồn: Cơ quan quản lý chờ hướng dẫn, người dân băn khoăn
Phân loại rác tại nguồn: Cơ quan quản lý chờ hướng dẫn, người dân băn khoăn

VOV.VN - Các cơ quan quản lý vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết, còn người dân ở nhiều nơi cảm thấy băn khoăn với các quy định liên quan đến phân loại rác tại nguồn.

Phân loại rác tại nguồn: Cơ quan quản lý chờ hướng dẫn, người dân băn khoăn

Phân loại rác tại nguồn: Cơ quan quản lý chờ hướng dẫn, người dân băn khoăn

VOV.VN - Các cơ quan quản lý vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết, còn người dân ở nhiều nơi cảm thấy băn khoăn với các quy định liên quan đến phân loại rác tại nguồn.