Phát triển kinh tế kết hợp du lịch giúp Hà Giang giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Phát triển kinh tế dựa trên sản phẩm đặc trưng, kết hợp với du lịch đang là hướng đi đúng và thực chất giúp bà con các dân tộc ở tỉnh Hà Giang từng bước xóa đói, giảm nghèo

Hà Giang là một tỉnh miền núi ở cực Bắc của Tổ quốc còn gặp nhiều khó khăn, có hơn 87 vạn dân, gồm 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó số hộ nghèo có trên 42%. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với du lịch.

Là nơi có tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Đồng Văn, xã Sủng Là đã tập trung chương trình hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, cải tạo vườn tạp giữ gìn cảnh quan phát triển dịch vụ du lịch. Hiện nay, ở xã Sủng Là có 175 hộ làm nghề may trang phục đồng bào dân tộc Mông, 8 gia đình làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Lô Lô, 6 gia đình làm nghề chế tác đá, làm khèn Mông.

Thôn Lao Xa hiện còn 5 gia đình làm nghề đúc bạc truyền thống ở xã Sủng Là. Những năm gần đây khi du lịch phát triển thì nghề đúc bạc cũng được khôi phục. Ông Mùa Siệu Thính, năm nay đã trên 80 tuổi, là một trong số ít nghệ nhân còn giữ lại được nghề đúc bạc ở thôn Lao Xa. Ông Thính cho hay, nghề đúc bạc vẫn được gia đình giữ gìn từ nhiều đời nay, thu nhập cũng hơn so với trồng ngô.

"Ông truyền cho bố, bố truyền cho tôi, tôi truyền nghề cho con cháu. Khách du lịch đến mua nhẫn, lắc tay… Một tháng tôi làm cũng thu được chục triệu đồng", ông Mùa Siệu Thính chia sẻ.  

Sủng Là là một xã còn găp nhiều khó khăn ở huyện Đồng Văn, với 862 hộ dân thì có tới 60% là hộ nghèo. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền, địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ông Là Mí Kha, Phó chủ tịch UBND xã Sủng Là, cho biết, cùng với các chính sách hỗ trợ thì chương trình nông thôn mới đã cơ bản đầu tư đường đến toàn bộ 10 thôn trong xã.

"Khi có đầu tư nhà nước thì dân cũng đồng tình bỏ công, bỏ sức; cán bộ xã thứ bẩy, chủ nhật cũng làm cùng bà con. Ở xã có thôn Lũng Cẩm Trên đã đạt tiêu chuẩn OCOP về làng văn hóa du lịch", Phó chủ tịch UBND xã Sủng Là cho biết.

Những năm gần đây du lịch phát triển, nên đời sống của bà con ở 19 xã của huyện Đồng Văn ngày một nâng lên, trong đó năm 2021, xã Lũng Cú đã cán đích nông thôn mới. Cùng với chính sách hộ trợ từ Trung ương, huyện Đồng Văn đã hỗ trợ 251 gia đình chính sách, hộ nghèo xây dựng nhà ở với số tiền trên 15 tỷ đồng, chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững đã được triển khai tới nhiều thôn bản. Rõ nét nhất đó là 12 sản phẩm của địa phương đã được gắn tem cấp chứng chỉ OCOP, chương trình liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản đã giúp cho người dân phát triển kinh tế bền vững, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Ông Dinh Mí Thào, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn, cho biết các chương trình chính sách dân tộc được triển khai tới thôn bản, hộ nghèo. Qua các chính sách, bộ mặt huyện Đồng Văn đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, với đặc thù Đồng Văn điểm xuất phát còn khó khăn, cơ bản chính sách thực hiện tốt, nhưng khi nhân rộng chính sách, một số hộ nhận thức còn thấp nên hiệu quả chưa cao, còn hạn chế.

Hà Giang là một tỉnh nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù những năm gần đây cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực tế, nhất là đối với các xã, thôn, bản thuộc các huyện đặc biệt khó khăn, diện 30A. Trên thực tế, đối với các xã được công nhận nông thôn mới vẫn còn nợ tiêu chí, chưa thực sự phát triển toàn diện, còn nhiều thôn đặc biệt khó khăn nằm trong xã nông thôn mới.

Ông Đặng Đình Nhiêu, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, cho biết, Chính phủ và Ủy ban Dân tộc vừa phê duyệt danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2021-2025, đã giúp địa phương có căn cứ triển khai các chương trình chính sách.

"Mỗi dự án với nội dung riêng đều quan trọng với đồng bào dân tộc thiểu số. Trước kia các dự án chia cho nhiều sở, ban, ngành nhiều dự án to, nhỏ, nay quy về một mối thì quản lý tốt hơn, đầu tư đỡ chồng chéo sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho đồng bào dân tộc", ông Đặng Đình Nhiêu thông tin thêm.

Phát triển kinh tế dựa trên sản phẩm đặc trưng, kết hợp với du lịch đang là hướng đi đúng và thực chất giúp bà con các dân tộc ở tỉnh Hà Giang từng bước xóa đói, giảm nghèo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Giang vẫn còn 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn
Hà Giang vẫn còn 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Ở Hà Giang hiện có 192 xã đồng bào vùng dân tộc, với trên 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn. Điện, đường, trường, trạm vẫn là ước mong của đồng bào sinh sống nơi vùng cao núi đá nơi đây.

Hà Giang vẫn còn 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn

Hà Giang vẫn còn 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Ở Hà Giang hiện có 192 xã đồng bào vùng dân tộc, với trên 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn. Điện, đường, trường, trạm vẫn là ước mong của đồng bào sinh sống nơi vùng cao núi đá nơi đây.

Hà Giang, Bắc Kạn đón đoàn khách đầu tiên của năm 2022
Hà Giang, Bắc Kạn đón đoàn khách đầu tiên của năm 2022

VOV.VN - Sáng 1/1, ngành du lịch Hà Giang và Bắc Kạn đón những đoàn du khách đầu tiên của năm 2022, với nhiều kỳ vọng phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Hà Giang, Bắc Kạn đón đoàn khách đầu tiên của năm 2022

Hà Giang, Bắc Kạn đón đoàn khách đầu tiên của năm 2022

VOV.VN - Sáng 1/1, ngành du lịch Hà Giang và Bắc Kạn đón những đoàn du khách đầu tiên của năm 2022, với nhiều kỳ vọng phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn bình thường mới
Phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn bình thường mới

VOV.VN - Ngoài việc nâng cấp những sản phẩm sẵn có, nhiều doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia du lịch cho rằng Hà Giang cần tiếp tục phát triển các sản phẩm mới để thu hút và đáp ứng nhu cầu thay đổi của du khách sau dịch Covid-19.

Phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn bình thường mới

Phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn bình thường mới

VOV.VN - Ngoài việc nâng cấp những sản phẩm sẵn có, nhiều doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia du lịch cho rằng Hà Giang cần tiếp tục phát triển các sản phẩm mới để thu hút và đáp ứng nhu cầu thay đổi của du khách sau dịch Covid-19.