Phía sau cánh cửa phòng mổ

VOV.VN - Trong không gian im lìm, chỉ có tiếng máy tít tít liên hồi, bác sĩ thức trắng cả đêm dõi theo màn hình máy sinh hiệu, hồi sức cho bệnh nhân...

Phía sau cánh cửa phòng mổ - nơi được xem là lằn ranh giữa sống và chết, cùng với các bác sĩ phẫu thuật có “bàn tay vàng” là các bác sĩ gây mê hồi sức, dùng hết khả năng của mình "chiến đấu" với thần chết, âm thầm, lặng lẽ giành lại sự sống.

Bác sĩ gây mê và đặt máy thở trước, chuẩn bị sẵn sàng trước khi bắt đầu phẫu thuật cho bệnh nhân.

4h sáng, khi đường phố của một đô thị đông đúc như TPHCM còn vắng ngắt, thì trong những căn phòng phẫu thuật của Bệnh viện quận Thủ Đức, mọi việc vẫn đang diễn ra như ban ngày.

Trong không gian im lìm, chỉ có tiếng máy tít tít liên hồi, bác sỹ thức trắng cả đêm dõi theo màn hình máy sinh hiệu, hồi sức cho bệnh nhân vừa được mổ trong đêm. Nhưng không phải làm đêm thì bắt đầu ngày sẽ được nghỉ, mà cả phòng mổ tiếp tục thức khi tiếng chuông báo động đỏ nội viện vang lên.

Một bệnh nhân nam bị đâm vào ngực, được đưa vào cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, ngưng tim. Ngay lập tức, tại khoa Gây mê hồi sức, những bước chân thoăn thoắt, tất cả máy móc, dụng cụ sạch bóng đã vô khuẩn tuyệt đối được sắp đặt theo trình tự sẵn sàng.

Chưa đầy 5 phút sau, băng ca đẩy cửa đưa bệnh nhân vào phòng mổ, cùng đi là các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, Ngoại lồng ngực - mạch máu, Tiết niệu - nam khoa, Hồi sức tim mạch nhanh chóng có mặt, thống nhất thực hiện siêu âm tại phòng mổ. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân có dịch ổ bụng và dịch màng phổi phải, nghi ngờ tổn thương gan.

Khi phẫu thuật viên mổ, các kỹ thuật viên gây mê phải túc trực, đảm bảo duy trì mạng sống của bệnh nhân trong quá trình mổ.

Sau khi gây mê an toàn cho bệnh nhân, ê-kíp tiến hành mổ ổ bụng để kiểm tra và phát hiện bệnh nhân bị vết thương hở từ ngực phải gây tràn máu màng phổi, thủng cơ hoành xuyên gan lên trung thất, gây vết thương màng ngoài tim chảy máu tràn máu trung thất. Không chần chừ, các bác sĩ đã phối hợp nhịp nhàng, dành lại sự sống cho người bệnh ngay trên bàn mổ bằng các thao tác nhanh gọn, khâu gan cầm máu, khâu màng ngoài tim cầm máu kết hợp dẫn lưu màng phổi, khâu cơ hoành.

Trong khi vừa hút dịch ứ đọng, theo sát các phẫu thuật viên đang khâu từng sợi chỉ, các kỹ thuật viên gây mê không quên theo dõi sát bệnh nhân với tất cả các dấu hiệu sinh tồn, thông qua hệ thống máy theo dõi và những diễn biến bất thường trong quá trình mổ. 

Chỉ khi ca phẫu thuật hoàn toàn chấm dứt, các y, bác sĩ mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Tới lúc này, họ bắt đầu cảm nhận sự mệt mỏi đang ùa về sau một đêm thức trắng và hơn 3 giờ đồng hồ căng thẳng của một ca đa chấn thương nặng.

Khi phẫu thuật viên mổ, các kỹ thuật viên gây mê phải túc trực, đảm bảo duy trì mạng sống của bệnh nhân trong quá trình mổ.

Bác sĩ Trần Quốc Cường, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết: "Ở một bệnh viện cửa ngõ như Bệnh viện quận Thủ Đức thì chuyện cấp cứu bệnh nhân rất nhiều ca trong một ngày, xác suất các ca bệnh nặng đa chấn thương cần phải xử lý nhanh, lẹ để cứu người bệnh thì thường xuyên, chúng tôi luôn sẵn sàng, luôn chịu áp lực để làm sao đó để người bệnh được mổ thành công và hồi sức an toàn"

Theo Bác sĩ Ngô Xuân Điền, Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Thủ Đức, các bác sĩ trong phòng phẫu thuật là nghề chỉ dành cho người có sức khỏe và tinh thần thép, bởi vì thường xuyên phải đối mặt với máu và đủ thứ nguồn bệnh lây nhiễm để cứu mạng người bệnh. Cũng trong giờ phút giành giật sự sống của bệnh nhân với "thần chết", các bác sĩ phải ngưng lại mọi hoạt động cá nhân, thậm chí đến nhu cầu thiết yếu của cơ thể là đi vệ sinh cũng phải tạm hoãn vì sự nghiệp cứu người cao cả.

Bác sĩ Điền nhớ lại, có những ca mổ kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, trong không khí hết sức căng thẳng, các y bác sĩ trao đổi với nhau bằng những ánh mắt đầy thận trọng mà không có một sự thay đổi về nhân sự nào, không ai rời mắt khỏi người bệnh và máy móc thiết bị cho đến khi phẫu thuật viên báo hiệu đã mổ xong. Không chỉ căng mình trong phòng mổ, nhiều trường hợp mổ xong, bệnh nhân gây mê nội khí quản đã tỉnh táo nhưng khi vừa rút ống nội khí quản, người bệnh lại bất ngờ rơi vào trạng thái co thắt phế quản, suy hô hấp. Bác sĩ Điền và đồng nghiệp lại phải căng mình xử lý, không để bệnh nhân tử vong.

"Những năm tháng mới bước vào ngành gây mê hồi sức, thì theo những đàn anh chị, mới đầu mới phụ và học tập thêm. Thế nhưng mới đầu rất sợ hãi, tại vì bệnh nhân nặng nề trước mắt, tím rồi mất máu, nguy kịch, mình đứng như trời trồng không biết làm gì vì có quá nhiều thứ phải làm", bác sĩ Điền nói.

Hơn 18 năm trong nghề, bác sĩ Kiều Ngọc Minh, Trưởng khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Quận 2 đúc kết: Cái khó của bác sĩ gây mê- hồi sức là ngoài kiến thức chuyên môn sâu về gây mê hồi sức, còn phải nắm và hiểu chắc các chuyên ngành khác, nhất là nội khoa. Trong lĩnh vực gây mê, đòi hỏi các y bác sĩ phải làm việc căng thẳng nhưng luôn bình tĩnh, tỉnh táo trong suốt ca mổ. Những bác sĩ gây mê luôn là người mở đầu cho một cuộc phẫu thuật, nên phải có một tinh thần cực kỳ tỉnh táo, không để tâm trạng làm ảnh hưởng đến các phẫu thuật viên. Bởi trên bàn mổ, khoảng cách giữa sự sống và cái chết rất mong manh, chỉ cần một sơ suất nhỏ của đội ngũ gây mê- hồi sức có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của bệnh nhân. 

Bác sĩ Kiều Ngọc Minh cho biết: "Mỗi ca gây mê là hoàn toàn khác nhau, không có ca nào giống ca nào hết trơn. Mình tối ưu hóa trên từng bệnh nhân. Liều lượng thuốc, cách làm khởi mê, thoát mê, quan trọng là mình phải tiên lượng được chuyện gì sẽ gây ra trong quá trình gây mê."

Đối với những kỹ thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức trong các phòng mổ, những cơn thèm ngủ rồi cũng quen hay cảnh tượng họ gần như kiệt sức khi ra khỏi phòng mổ cũng đã trở nên bình thường. Bởi tất cả đều được đánh đổi là giữ lại mạng sống cho người bệnh. Đó là một công việc lặng thầm ít ai biết, mà vai trò của họ đã góp một nửa thành công cho những ca mổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ký ức về nghề y trong tâm trí “O du kích” 75 tuổi
Ký ức về nghề y trong tâm trí “O du kích” 75 tuổi

VOV.VN - Ít ai biết rằng, người trong bức ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng, thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu” là một cựu nữ y tá Nguyễn Thị Kim Lai.

Ký ức về nghề y trong tâm trí “O du kích” 75 tuổi

Ký ức về nghề y trong tâm trí “O du kích” 75 tuổi

VOV.VN - Ít ai biết rằng, người trong bức ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng, thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu” là một cựu nữ y tá Nguyễn Thị Kim Lai.

Bác sĩ trẻ - Lời giải cho bài toán thiếu nhân lực y tế tuyến dưới
Bác sĩ trẻ - Lời giải cho bài toán thiếu nhân lực y tế tuyến dưới

VOV.VN -Bác sĩ trẻ về địa phương đều có tay nghề cao, kết quả khám chữa bệnh ở tuyến dưới chuyển biến tốt; đồng thời thay đổi tư duy về đào tạo nhân lực y tế.

Bác sĩ trẻ - Lời giải cho bài toán thiếu nhân lực y tế tuyến dưới

Bác sĩ trẻ - Lời giải cho bài toán thiếu nhân lực y tế tuyến dưới

VOV.VN -Bác sĩ trẻ về địa phương đều có tay nghề cao, kết quả khám chữa bệnh ở tuyến dưới chuyển biến tốt; đồng thời thay đổi tư duy về đào tạo nhân lực y tế.

Những “chiến sỹ áo trắng” trên dặm dài biên cương Nậm Pồ, Điện Biên
Những “chiến sỹ áo trắng” trên dặm dài biên cương Nậm Pồ, Điện Biên

VOV.VN - Vượt qua khó khăn, những bác sỹ trẻ trên dặm dài biên cương ở Nậm Pồ vẫn nỗ lực từng ngày thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Những “chiến sỹ áo trắng” trên dặm dài biên cương Nậm Pồ, Điện Biên

Những “chiến sỹ áo trắng” trên dặm dài biên cương Nậm Pồ, Điện Biên

VOV.VN - Vượt qua khó khăn, những bác sỹ trẻ trên dặm dài biên cương ở Nậm Pồ vẫn nỗ lực từng ngày thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Người phụ nữ “điên” vì ám ảnh đám tang không vành khăn trắng
Người phụ nữ “điên” vì ám ảnh đám tang không vành khăn trắng

VOV.VN - 32 năm qua, bà Nguyễn Thị Xuân vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho những mảnh đời bất hạnh tại trại phong Quả Cảm. 

Người phụ nữ “điên” vì ám ảnh đám tang không vành khăn trắng

Người phụ nữ “điên” vì ám ảnh đám tang không vành khăn trắng

VOV.VN - 32 năm qua, bà Nguyễn Thị Xuân vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho những mảnh đời bất hạnh tại trại phong Quả Cảm.