Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự lễ kỷ niệm 100 năm trường Ngô Sỹ Liên

VOV.VN - Sáng nay (18/11), tại Hà Nội, Trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thị dự lễ kỷ niệm.

100 năm trước, trường Tiểu học Leonet - một ngôi trường dành cho nam sinh đã được người Pháp xây dựng, bước vào năm học đầu tiên. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, trường vinh dự được mang tên nhà sử học Ngô Sĩ Liên.

Tới nay, trường đã đi trọn một thế kỷ phát triển không ngừng, ghi dấu ấn qua nhiều chặng đường lịch sử. Trụ sở của trường 27 - 29 Hàm Long từng là trụ sở của Đoàn phụ nữ cứu quốc Thành Hà Nội và trung đội tự vệ chiến đấu cứu quốc Minh Khai, vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm vào giữa tháng 10/1945.

Gần 4 thập kỷ chính thức mang tên THCS Ngô Sĩ Liên, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bao thế hệ giáo viên và học sinh đã cùng nhau tạo dựng một môi trường văn hóa học đường mà ở đó có nền tảng của giáo dục đạo đức làm bệ phóng cho giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất. Với những thành tích đạt được, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động; Huân chương Độc lập hạng Ba; danh hiệu “Anh hùng lao động”.

Cô Phạm Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên bày tỏ:  “Chúng tôi sẽ không chỉ trung thành, giữ gìn và kế thừa những giá trị đã định hình trong lịch sử, mà còn phải xây dựng THCS Ngô Sĩ Liên thành mô hình sống động của một nhà trường đổi mới căn bản và toàn diện theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng. Thầy và trò chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục đoàn kết, gắn bó và chung tay xây dựng, phát triển nhà trường. Để tên tuổi mái trường mang tên nhà Sử học lỗi lạc của dân tộc sẽ còn vang xa trong hành trình hội nhập".

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị trường Ngô Sỹ Liên cần chú trọng đổi mới phong cách quản lý theo hướng dân chủ hóa để phát huy tính chủ động và sáng tạo của từng cá nhân, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua nghiên cứu khoa học kỹ thuật, coi trong dạy cách học, coi trọng truyền thống lịch sử, đạo đức và trách nhiệm xã hội:

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên và tặng 20 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập của trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”
Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”

VOV.VN - Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.

Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”

Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”

VOV.VN - Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.

Khi SGK không còn là "pháp lệnh", giáo viên làm gì để quen với cách dạy mới?
Khi SGK không còn là "pháp lệnh", giáo viên làm gì để quen với cách dạy mới?

VOV.VN - Trong Chương trình GDPT mới, SGK không còn là “pháp lệnh” duy nhất. Như vậy, giáo viên sẽ có nhiều quyền tự chủ trong quá trình giảng dạy, song cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn với các thầy cô khi đứng lớp.

Khi SGK không còn là "pháp lệnh", giáo viên làm gì để quen với cách dạy mới?

Khi SGK không còn là "pháp lệnh", giáo viên làm gì để quen với cách dạy mới?

VOV.VN - Trong Chương trình GDPT mới, SGK không còn là “pháp lệnh” duy nhất. Như vậy, giáo viên sẽ có nhiều quyền tự chủ trong quá trình giảng dạy, song cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn với các thầy cô khi đứng lớp.

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?
Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.