Phó Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu các thầy, cô giáo tiêu biểu

VOV.VN - Phó Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Hướng tới kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều 18/11, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu các thầy, cô giáo tiêu biểu nhân dịp về dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021. 

Sau 6 năm triển khai, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 340 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu. Đó là các thầy cô “bám bản” dạy vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; các thầy cô đang giảng dạy ở các huyện đảo, xã đảo xa xôi; các thầy giáo là những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng mang quân hàm xanh nâng bước em đến trường; các thầy cô giáo dạy học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số và các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số.

Năm nay, bên cạnh các gương thầy giáo, cô giáo theo giới thiệu, đề xuất từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố, Ban Tổ chức Chương trình còn đề nghị các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương giới thiệu.

Sau 2 tháng kể từ khi phát động Chương trình, Ban Tổ chức đã nhận được giới thiệu 116 gương thầy, cô giáo từ các tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Hội đồng xét chọn lựa chọn 50 gương giáo viên tiêu biểu, đến từ 48 tỉnh thành phố để tuyên dương.

Cô giáo Lương Thị Tuyết, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Thắng Mố, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang chia sẻ, ngôi trường mà chị đang công tác thuộc xã vùng 3 biên giới - nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Trong thời gian qua, chị cùng với các đồng nghiệp đã soạn những bài giáo án, bài tập, phối hợp với Ban chấp hành đoàn xã đến từng gia đình học sinh để giao bài tập cho các em. Đồng thời thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin thông qua các bác trưởng thôn, xóm của các bản để hiểu được khó khăn của các em và có mặt kịp thời giúp đỡ có hiệu quả nhất.

Chị tin buổi gặp mặt hôm nay sẽ là động lực truyền thêm năng lượng để giáo viên vùng cao chia sẻ và khắc phục những khó khăn trong thời gian sắp tới, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp trên cả nước.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi lời chúc mừng tới toàn thể thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước nói chung và các thầy, cô giáo tham dự chương trình lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Phó Chủ tịch nước chia sẻ với những khó khăn, ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 đến các thầy cô, giáo và ngành giáo dục. Nhưng, với phương châm "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học", ngành Giáo dục đã có những chuyển đổi linh hoạt kế hoạch học tập, giảng dạy, tổ chức tốt các kỳ thi, khai giảng năm học mới bảo đảm thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Trong đó, các thầy giáo, cô giáo đã áp dụng nhiều hình thức dạy và học trong trạng thái bình thường mới thông qua hình thức trực tuyến. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì bền bỉ, tâm huyết và sáng tạo của các thầy cô giáo và cả các em học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Không chỉ vậy, các thầy cô còn là những người dìu dắt, động viên, định hướng cho thế hệ trẻ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo rèn luyện những chuẩn mực đạo đức, trở thành những người có ích cho xã hội, cho quê hương...

Phó Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch nước đề nghị  ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện mới, thích ứng an toàn với dịch bệnh.

“Các thầy cô giáo cũng như ngành Giáo dục tiếp tục nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về vai trò, về vị trí của ngành Giáo dục, của nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, kể cả trước mắt và tương lai. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm và niềm tự hào đối với nhiệm vụ, với nghề nghiệp của mình. Tôi mong muốn các thầy cô tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học để phù hợp với tình hình mới" - Phó Chủ tịch nước cho biết.

Phó Chủ tịch nước tin tưởng các thầy cô giáo tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nhất là thay đổi về kỹ năng, phương pháp sư phạm trong điều dạy học trực tuyến, làm sao hấp dẫn được học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện... tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp "trồng người"../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên ở Lào Cai đến tận nhà học sinh phát đề, giám sát làm bài thi
Giáo viên ở Lào Cai đến tận nhà học sinh phát đề, giám sát làm bài thi

VOV.VN - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ ở Lào Cai bố trí 36 giáo viên tới tận nhà phát đề cho học sinh làm bài, sau đó niêm phong nộp lại cho hội đồng thi nhà trường.

Giáo viên ở Lào Cai đến tận nhà học sinh phát đề, giám sát làm bài thi

Giáo viên ở Lào Cai đến tận nhà học sinh phát đề, giám sát làm bài thi

VOV.VN - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ ở Lào Cai bố trí 36 giáo viên tới tận nhà phát đề cho học sinh làm bài, sau đó niêm phong nộp lại cho hội đồng thi nhà trường.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam
Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch
Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch

VOV.VN - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), giáo dục mầm non là cấp học có tỷ lệ cơ sở ngoài công lập (tư thục, dân lập) nhiều nhất so với các cấp học khác.

Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch

Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch

VOV.VN - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), giáo dục mầm non là cấp học có tỷ lệ cơ sở ngoài công lập (tư thục, dân lập) nhiều nhất so với các cấp học khác.

"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"
"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn. Khán, thính giả của giáo viên không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.

"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"

"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn. Khán, thính giả của giáo viên không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.