Phó Thủ tướng yêu cầu sớm đưa đường sắt Cát Linh vào khai thác

VOV.VN - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của Bộ GTVT sáng nay (1/2).

Sáng nay (2/1), Bộ GTVT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai kế hoạch năm 2020 theo hình thức trực tuyến, điểm đầu cầu tại TP.Hà Nội và các điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tham dự và chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và các Thứ trưởng Bộ GTVT chủ trì Hội nghị.

Báo cáo về nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu của năm 2020, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, sản lượng vận tải năm 2019 ước đạt 1.684 triệu tấn hàng, tăng 9,7%; đạt 5.143 triệu lượt hành khách, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2018. Chất lượng dịch vụ các loại hình vận tải tiếp tục được cải thiện, đáp ứng nhu cầu tốt hơn đi lại của nhân dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông được triển khai tích cực. Công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trước khi đưa công trình vào khai thác được thực hiện chặt chẽ. Năng lực giám sát an ninh, an toàn hàng không được nâng lên. Công tác quản lý, cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được tăng cường...

Công tác kiểm soát tải trọng xe tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương duy trì. Công tác phòng, chống ùn tắc giao thông tiếp tục được chú trọng, tuy nhiên, tình hình ùn tắc giao thông vẫn có diễn biến phức tạp tại Hà Nội và TPHCM.

Về tai nạn giao thông, năm 2019 cả nước xảy ra 17.626 vụ, làm chết 7.624 người, làm bị thương 13.624 người. So với cùng kỳ năm 2018, giảm 939 vụ (giảm 5,06%), giảm 587 người chết (giảm 7,15%), giảm 934 người bị thương (giảm 6,42%).

Cũng trong năm 2019, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 16 dự án, khởi công mới 15 dự án. Công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án tiếp tục được triển khai chặt chẽ.

Đối với công tác xây dựng cơ bản, Bộ GTVT đã xây dựng Đề án đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực GTVT, ban hành nhiều công điện, chỉ thị tăng cường công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến hoạt động quản lý, thực hiện dự án, phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực; tăng cường kiểm soát công tác lựa chọn nhà thầu và quản lý thực hiện hợp đồng xây lắp.

Trong năm 2019, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 16 dự án, khởi công mới 15 dự án. Công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án tiếp tục được triển khai chặt chẽ.

Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ công tác lựa chọn nhà thầu tại các dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông. Hiện đã cơ bản hoàn thành bàn giao cho các địa phương cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng của 11 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông và đã tổ chức thi công 2 dự án thành phần (đoạn Cam Lộ-La Sơn và đoạn Cao Bồ-Mai Sơn), triển khai sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Bộ GTVT cũng đang phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Đồng Nai thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, triển khai công tác chuẩn bị cho dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ triển khai dự án thu phí tự động không dừng.

Công tác giải ngân được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên, kết quả giải ngân kế hoạch năm 2019 tới hết thời hạn giải ngân kế hoạch (31/1/2020) ước đạt 26.700 tỷ đồng, tương đương 88,6% kế hoạch năm 2019 được giao (30.134 tỷ đồng).

Công tác quyết toán tiếp tục được đẩy mạnh: Đã lập và trình 64 dự án với giá trị 31.422 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch; thẩm tra, phê duyệt quyết toán 67 dự án, hạng mục với giá trị 24.196 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch./.

Khẩn trương đưa đường sắt Cát Linh- Hà Đông vào khai thác

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá năm 2019, ngành giao thông vận tải đã tạo ra hạ tầng giao thông cho cả nước, tăng năng lực vận tải đóng góp vào phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhu cầu đi lại người dân, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của nước ta.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh TP.

Tuy nhiên, ngành giao thông cũng gặp khó khăn với cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó có cả xử lý những vấn đề tồn tại của thời kỳ trước liên quan đến thanh tra, kiểm tra.

Với những việc cụ thể, phó thủ tướng đề nghị Bộ GTVT phối hợp các địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị. Trong đó sớm đưa đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác vì người dân đang mong mỏi hoàn thành để sử dụng.

"Dự án này còn một số vướng mắc nhỏ mà việc xử lý trong thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải nên sớm giải quyết", Phó Thủ tướng đánh giá.

Trong năm 2020, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT tập trung đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia đã có vốn hoặc huy động được vốn như: đẩy nhanh việc lựa chọn nhà đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam để sớm thi công, cơ bản giữa năm 2021 đưa vào vận hành; khẩn trương nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng sân bay Long Thành…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu sớm đưa đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác vì người dân đang mong mỏi hoàn thành để sử dụng.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ GTVT cần tập trung xây dựng chính sách, pháp luật, không để lúng túng trong việc chọn nhà đầu tư dự án trọng điểm, lúng túng trong việc giao quản lý khai thác đường băng, đường lăn (khu bay) dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có tiền nhưng vướng luật nên không thể triển khai đầu tư nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong khi ngân sách thiếu.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Năm 2020, Bộ GTVT cần phối hợp các Bộ xác định rõ cơ chế đầu tư khu bay nhằm tháo gỡ nhanh, báo cáo Chính phủ".

Trước đó, báo cáo tại hội nghị, thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn thừa nhận năm 2019 công tác xây dựng chính sách pháp luật của Bộ này gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc hoàn thiện dự thảo thay thế nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng ôtô.

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch đề ra, năm 2019 giải ngân ước đạt 26.700 tỉ đồng, tương đương 88,6% kế hoạch được giao năm 2019 (30.134 tỉ đồng). Năm 2020 Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hơn 35.300 tỉ đồng.

Tiến độ thi công tại một số dự án còn chậm như các dự án đường sắt đô thị, các dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận, một số hạng mục đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; một số dự án còn để xảy ra các khiếm khuyết về chất lượng gây dư luận không tốt như đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tuyến tránh Chư Sê của đường Hồ Chí Minh qua Gia Lai.

Tình hình một số trạm thu phí BOT vẫn còn nhiều phức tạp, gây khó khăn trong triển khai thu phí. Việc triển khai dự án thu phí tự động gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lần đầu tiên, Bộ GTVT thừa nhận sai sót trong dự án Cát Linh - Hà Đông
Lần đầu tiên, Bộ GTVT thừa nhận sai sót trong dự án Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, dự án Cát Linh - Hà Đông có nhiều sai sót từ khâu thiết kế, giải phóng mặt bằng đến thi công.

Lần đầu tiên, Bộ GTVT thừa nhận sai sót trong dự án Cát Linh - Hà Đông

Lần đầu tiên, Bộ GTVT thừa nhận sai sót trong dự án Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, dự án Cát Linh - Hà Đông có nhiều sai sót từ khâu thiết kế, giải phóng mặt bằng đến thi công.

Tiếng nói từ nghị trường về dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông
Tiếng nói từ nghị trường về dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông

VOV.VN -Dự án tiến độ rùa” này là một ví dụ điển hình được nhiều đại biểu Quốc hội  thảo luận về tình trạng đội vốn và gây lãng phí thời gian qua.

Tiếng nói từ nghị trường về dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông

Tiếng nói từ nghị trường về dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông

VOV.VN -Dự án tiến độ rùa” này là một ví dụ điển hình được nhiều đại biểu Quốc hội  thảo luận về tình trạng đội vốn và gây lãng phí thời gian qua.

Hành khách tiếp cận tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông bằng cách nào?
Hành khách tiếp cận tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông bằng cách nào?

VOV.VN - Hà Nội lên kế hoạch mở rộng mạng lưới xe buýt hướng tới mục tiêu giúp hàng khách dễ dàng tiếp cận tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông tiết kiệm thời gian

Hành khách tiếp cận tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông bằng cách nào?

Hành khách tiếp cận tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông bằng cách nào?

VOV.VN - Hà Nội lên kế hoạch mở rộng mạng lưới xe buýt hướng tới mục tiêu giúp hàng khách dễ dàng tiếp cận tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông tiết kiệm thời gian

Bộ GTVT đang nghiệm thu từng phần tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Bộ GTVT đang nghiệm thu từng phần tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông

VOV.VN - Tổng thầu phải vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh-Hà Đông trong 20 ngày, đánh giá an toàn hệ thống và nghiệm thu để vận hành.

Bộ GTVT đang nghiệm thu từng phần tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Bộ GTVT đang nghiệm thu từng phần tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông

VOV.VN - Tổng thầu phải vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh-Hà Đông trong 20 ngày, đánh giá an toàn hệ thống và nghiệm thu để vận hành.

Phó Thủ tướng đi thử tàu, “truy vấn” tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Phó Thủ tướng đi thử tàu, “truy vấn” tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN -Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp đi thử tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Phó Thủ tướng đi thử tàu, “truy vấn” tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Phó Thủ tướng đi thử tàu, “truy vấn” tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN -Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp đi thử tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Công nghệ Trung Quốc, tiêu chuẩn Châu Âu?
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Công nghệ Trung Quốc, tiêu chuẩn Châu Âu?

VOV.VN -Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc nhưng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương thích với tiêu chuẩn của cá nước Châu Âu.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Công nghệ Trung Quốc, tiêu chuẩn Châu Âu?

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Công nghệ Trung Quốc, tiêu chuẩn Châu Âu?

VOV.VN -Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc nhưng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương thích với tiêu chuẩn của cá nước Châu Âu.

Tàu Cát Linh-Hà Đông phải được đăng ký, đăng kiểm trước khi vận hành
Tàu Cát Linh-Hà Đông phải được đăng ký, đăng kiểm trước khi vận hành

VOV.VN -Việc đưa vào khai thác đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chỉ được thực hiện khi có đánh giá độc lập và kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu...

Tàu Cát Linh-Hà Đông phải được đăng ký, đăng kiểm trước khi vận hành

Tàu Cát Linh-Hà Đông phải được đăng ký, đăng kiểm trước khi vận hành

VOV.VN -Việc đưa vào khai thác đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chỉ được thực hiện khi có đánh giá độc lập và kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu...

Gần 300 công nhân vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc
Gần 300 công nhân vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

VOV.VN -Đã có gần 300 trong tổng số 700 người được Hà Nội đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bỏ việc do dự án chậm tiến độ quá lâu.

Gần 300 công nhân vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

Gần 300 công nhân vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

VOV.VN -Đã có gần 300 trong tổng số 700 người được Hà Nội đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bỏ việc do dự án chậm tiến độ quá lâu.

Chưa có lái tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông nào xin nghỉ việc
Chưa có lái tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông nào xin nghỉ việc

VOV.VN -Từ năm 2015 đến nay, có khoảng 300 nhân viên đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc, hầu hết là lao động phổ thông, chưa có lái tàu nào xin nghỉ việc.

Chưa có lái tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông nào xin nghỉ việc

Chưa có lái tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông nào xin nghỉ việc

VOV.VN -Từ năm 2015 đến nay, có khoảng 300 nhân viên đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc, hầu hết là lao động phổ thông, chưa có lái tàu nào xin nghỉ việc.