Phòng chống bạo lực gia đình: Nam giới đừng nói suông

VOV.VN - Khi được hỏi, thường thì người đàn ông nào cũng phản đối, lên án các hành vi bạo lực với phụ nữ. Tuy nhiên, bạo lực vẫn âm thầm diễn ra trong nhiều gia đình mà thủ phạm thường là nam giới.


Chúng ta thường nói “Phụ nữ là để yêu thương”. Nhiều đấng “mày râu” khi được hỏi cũng nêu quan điểm “phụ nữ là để cầm tay, chứ không phải vung tay”. “Tôi chưa bao giờ dùng một lời nói hay hành động nào làm tổn thương đến vợ con. Mình là nam giới, là phái mạnh thì phải thể hiện là trụ cột. Nếu dùng bạo lực để làm tổn thương phụ nữ thì đó là hành động của một kẻ hèn”, một nam giới khẳng định. Tuy nhiên, kết quả điều tra quốc gia năm 2021 cho thấy vẫn còn tới 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Còn theo thống kê xã hội học, xét trên bình diện giới thì có đến 90% nạn nhân của bạo lực là phụ nữ.

Trao đổi với phóng viên VOV2, Ths. Bs. Phạm Vũ Thiên, Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số cho rằng nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do nhận thức của một bộ phận nam giới. Họ chưa nhận thức chưa đúng, chưa đủ về pháp luật cũng như trách nhiệm của mình trong việc phòng chống bạo lực gia đình nên đã có những hành vi vi phạm pháp luật, mà cụ thể là Luật Phòng chống bạo lực gia đình. “Định kiến về giới đã ăn sâu vào nhiều nam giới. Họ luôn muốn thể hiện thế mạnh của mình và hành động thường là bạo lực”, ông Thiên phân tích.

Theo Ths. Bs. Phạm Vũ Thiên, sự tham gia của nam giới trong việc phòng chống bạo lực gia đình là vô cùng quan trọng. Để tất cả nam giới đều “cầm tay” người phụ nữ yêu thương của mình thay vì “vung tay”, thì cần giải quyết tận gốc vấn đề “định kiến giới” bằng cách đẩy mạnh công tác truyền thông. “Việc phổ biến pháp luật cần làm tích cực hơn, hình thức truyền thông phải đa dạng hơn, hiệu quả hơn”, ông Thiên nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Kiểm soát tài sản của vợ hoặc chồng cũng là bạo lực gia đình
Kiểm soát tài sản của vợ hoặc chồng cũng là bạo lực gia đình

VOV.VN - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định, cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc cũng là bạo lực gia đình.

 Kiểm soát tài sản của vợ hoặc chồng cũng là bạo lực gia đình

Kiểm soát tài sản của vợ hoặc chồng cũng là bạo lực gia đình

VOV.VN - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định, cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc cũng là bạo lực gia đình.

Yêu cầu đóng góp tài chính quá khả năng cũng là bạo lực gia đình
Yêu cầu đóng góp tài chính quá khả năng cũng là bạo lực gia đình

VOV.VN - Các hành vi bạo lực gia đình gồm cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính...

Yêu cầu đóng góp tài chính quá khả năng cũng là bạo lực gia đình

Yêu cầu đóng góp tài chính quá khả năng cũng là bạo lực gia đình

VOV.VN - Các hành vi bạo lực gia đình gồm cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính...

ĐBQH kiến nghị quy định rõ trách nhiệm tố giác hành vi bạo lực gia đình vào luật
ĐBQH kiến nghị quy định rõ trách nhiệm tố giác hành vi bạo lực gia đình vào luật

VOV.VN - ĐBQH nhấn mạnh cần thiết bổ sung trách nhiệm thông báo tin tố giác tới cơ quan chức năng về hành vi bạo lực gia đình mà mình phát hiện, từ đó dần hình thành ý thức tự giác về trách nhiệm pháp lý, có ý nghĩa là công cụ sắc bén để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

ĐBQH kiến nghị quy định rõ trách nhiệm tố giác hành vi bạo lực gia đình vào luật

ĐBQH kiến nghị quy định rõ trách nhiệm tố giác hành vi bạo lực gia đình vào luật

VOV.VN - ĐBQH nhấn mạnh cần thiết bổ sung trách nhiệm thông báo tin tố giác tới cơ quan chức năng về hành vi bạo lực gia đình mà mình phát hiện, từ đó dần hình thành ý thức tự giác về trách nhiệm pháp lý, có ý nghĩa là công cụ sắc bén để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.