Phụ huynh bức xúc vì phải đến trường của con trực nhật hàng ngày

VOV.VN - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm thì nói không yêu cầu phụ huynh đến dọn vệ sinh lớp học hàng ngày cũng như không thu tiền vệ sinh lớp học, song phụ huynh cho biết, từ đầu năm học đến nay, hàng ngày các phụ huynh đều phải luân phiên đến trường trực nhật vào 17h.

Mới đây, Báo Điện tử VOV nhận được đơn thư phản ánh của phụ huynh Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Trong đơn thư, phụ huynh này cho biết, có con đang học lớp 1 tại Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm, đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh,

Ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cho biết, Phòng chưa nhận được phản ánh của phụ huynh. Tuy nhiên, sau khi có thông tin báo chí phản ánh, Phòng GD-ĐT sẽ có trách nhiệm kiểm tra xác minh thông tin từ cả phía nhà trường và phụ huynh giáo viên chủ nhiệm và đạu diện hội cha mẹ học sinh của lớp đã thông tin về kế hoạch thu chi năm học mới 2024-2025, trong đó có những khoản thu phụ huynh này cho rằng không hợp lý.

Trong đơn thư, phụ huynh này cho biết, đầu năm học, phụ huynh được thông báo, mỗi tháng lớp cần đóng 500.000 đồng để thuê người dọn vệ sinh lớp học, nếu không thuê, phụ huynh sẽ đến trường vào 17h hàng ngày để trực nhật thay con em mình.

“Thực tế từ đầu năm học đến giờ, đã có nhiều phụ huynh hàng ngày phải đến trường lúc 17h để dọn vệ sinh lớp học theo yêu cầu. Phụ huynh đều đi làm, giờ đó mọi người đều đang ở công sở, hoặc mới bắt đầu di chuyển về nhà, yêu cầu phải có mặt đúng 17h để dọn vệ sinh lớp học là đang làm khó phụ huynh.

Không chỉ khối lớp 1, mà các lớp khác học sinh đều phải đóng 500.000 đồng/lớp/tháng để dọn vệ sinh, trong khi các con vẫn phải làm các công việc theo quy định. Khi tôi trao đổi với nhà trường, nhà trường cho biết không có chủ trương này, đây hoàn toàn do các lớp tự làm. Tuy nhiên, nếu không có chủ trương từ nhà trường, tại sao nhiều lớp lại đồng loạt thu tiền vệ sinh hàng tháng”? phụ huynh đặt câu hỏi.

Trong đơn thư, phụ huynh cũng bức xúc nêu, ngay từ đầu năm học, khi đăng ký lớp cho con, nhà trường đã đưa ra các lựa chọn như: lớp có điều hòa và không có điều hòa. Tuy nhiên, dù đã đăng ký cho con học lớp có điều hòa, thì vào đầu năm học, phụ huynh lại được nhà trường thông báo khối lớp 1 ủng hộ 10 bộ điều hòa mới, dự kiến mỗi học sinh đóng 300.000 đồng. Bên cạnh đó, trong cuộc họp, phụ huynh được phổ biến việc tặng nhà trường sân cỏ nhân tạo vào học kỳ 2, với số tiền dự kiến 100.000 đồng/học sinh.

Phụ huynh này cho biết, việc xã hội hóa dựa trên tinh thần tự nguyện, song phụ huynh không được lấy ý kiến trước về những khoản thu này. Trong cuộc họp phụ huynh, các thông báo này được đưa ra để thực hiện, mang tính “ấn định” mỗi học sinh đóng bao nhiêu tiền, mà không có sự thảo luận, bàn bạc.

“Sau buổi họp tôi có gửi ý kiến không nhất trí với việc kêu gọi tặng điều hòa và sân cỏ, thì ngay sáng hôm sau, tôi nhận được cuộc gọi từ Hiệu trưởng nhà trường. Cô Hiệu trưởng nói rằng nhà trường nhất trí việc lớp con tôi không ủng hộ, nhưng nếu lớp con tôi không ủng hộ ngay ngày mai, trường sẽ cho bảo vệ tháo 2 điều hòa mà học sinh đang dùng. Vì điều hòa này là của các học sinh lớp trên đóng góp.

Tuy nhiên, tôi thắc mắc, nếu chưa có điều hòa và phụ huynh cần mua mới, thì ngay từ đầu năm học, nhà trường cho phụ huynh đăng ký lựa chọn các lớp đã có điều hòa hay lớp chưa có điều hòa nhằm mục đích gì"?

Bên cạnh đó, phụ huynh này cũng thông tin, đầu năm học, ban đại diện CMHS chụp và gửi danh sách dài các khoản mà quỹ CMHS cần chi trong năm học, trong đó có những khoản không phải học sinh nào cũng tham gia nhưng vẫn phải đóng tiền đầy đủ.

Trong đơn thư, phụ huynh này cho biết, nhiều phụ huynh các khối lớp khác cũng cùng quan điểm thắc mắc về các khoản thu bất hợp lý đầu năm học. Trong đó có việc nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng tiền làm lan can, hàng rào quanh trường học, ghế ngồi giáo viên…

Trao đổi với VOV.VN, bà Hoàng Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này, Trường chưa thực hiện bất kỳ khoản thu đầu năm nào mà vẫn đang trong quá trình triển khai lấy ý kiến.

“Trường có ý tưởng xã hội hóa theo Thông tư 16, nhưng vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, ủng hộ đến đâu thì làm đến đó, chứ không cào bằng, không huy động riêng phụ huynh để làm sân bóng cho các con”, bà Hà nói.

Về vấn đề kêu gọi phụ huynh ủng hộ 10 chiếc điều hòa mới, bà Hà cho biết, năm nay trường có 10 chiếc điều hòa của khối 4 và 5 bị hỏng sau 4-5 năm, các điều hòa hỏng tháo ra để trong kho và không thể sửa chữa được. Đây vẫn chỉ là chủ trương trong quá trình huy động phụ huynh. Nhà trường chưa thu những khoản này.

Liên quan đến việc mỗi lớp phải đóng 500.000 đồng mỗi tháng để thuê người quét dọn lớp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm khẳng định, quan điểm của nhà trường việc trực nhật là trách nhiệm của học sinh, tuyệt đối không có việc yêu cầu phụ huynh đến lớp trực nhật thay con em: “Chúng tôi sẽ tìm hiểu xem lớp nào yêu cầu phụ huynh phải trực nhật lúc 17h, BGH nhà trường chưa nắm được thông tin này”.

Bà Hoàng Thị Thu Hà cũng nói thêm rằng, nhà trường chỉ thuê đơn vị dọn vệ sinh ở các khu vực chung ngoài lớp học và phụ huynh “không phải đóng 1 đồng nào” và cũng chưa từng yêu cầu phụ huynh phải đến trực nhật hay phải đóng tiền hàng tháng vệ sinh trường lớp.

Liên quan đến thông tin phụ huynh phản ánh, không chỉ năm nay mà các năm trước, phụ huynh cũng được yêu cầu đóng tiền xây tường rào, lan can, mua ghế giáo viên… Hiệu trưởng Trường Ngô Thì Nhậm khẳng định không có điều này, “nhà trường chưa nhận khoản tiền nào của phụ huynh”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về nội dung này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạm thu đầu năm học: Khi phụ huynh mạnh dạn lên tiếng
Lạm thu đầu năm học: Khi phụ huynh mạnh dạn lên tiếng

VOV.VN - Lạm thu trong trường học luôn là một trong những vấn đề nóng dịp đầu năm học, được cả xã hội bàn luận. Các khoản thu có thể được "thổi phồng" và đứng dưới tên của nhiều khoản đóng góp có vẻ có lý, như đóng góp tự nguyện, đóng góp cơ sở vật chất...

Lạm thu đầu năm học: Khi phụ huynh mạnh dạn lên tiếng

Lạm thu đầu năm học: Khi phụ huynh mạnh dạn lên tiếng

VOV.VN - Lạm thu trong trường học luôn là một trong những vấn đề nóng dịp đầu năm học, được cả xã hội bàn luận. Các khoản thu có thể được "thổi phồng" và đứng dưới tên của nhiều khoản đóng góp có vẻ có lý, như đóng góp tự nguyện, đóng góp cơ sở vật chất...

Yêu cầu làm rõ thông tin lạm thu tại trường THPT Thanh Miện III
Yêu cầu làm rõ thông tin lạm thu tại trường THPT Thanh Miện III

VOV.VN - UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh về việc lạm thu đầu năm học tại Trường THPT Thanh Miện III, huyện Thanh Miện.

Yêu cầu làm rõ thông tin lạm thu tại trường THPT Thanh Miện III

Yêu cầu làm rõ thông tin lạm thu tại trường THPT Thanh Miện III

VOV.VN - UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh về việc lạm thu đầu năm học tại Trường THPT Thanh Miện III, huyện Thanh Miện.

Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?
Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?

VOV.VN - Tại TP.HCM tình trạng lạm thu, lạm chi của các lớp trong trường phổ thông vào đầu năm học là câu chuyện không mới nhưng năm nào cũng xuất hiện. Nhiều phụ huynh còn cho rằng, học phí không sợ mà phụ phí mới đáng lo.

Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?

Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?

VOV.VN - Tại TP.HCM tình trạng lạm thu, lạm chi của các lớp trong trường phổ thông vào đầu năm học là câu chuyện không mới nhưng năm nào cũng xuất hiện. Nhiều phụ huynh còn cho rằng, học phí không sợ mà phụ phí mới đáng lo.